Đây đã là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp trong chuỗi 4 phiên tăng giá gần nhất của cổ phiếu POM, tương đương tăng gần 27% chỉ sau hơn 1 tuần và cũng là mức cao nhất trong 2 tháng gần đây.
Đà bứt tốc của của cổ phiếu POM xuất hiện sau thông tin Pomina công bố thông tin về việc hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ với nhà cung cấp. Trước đó, hàng loạt của người liên quan Chủ tịch HĐQT Đỗ Duy Thái đã bán ra cổ phiếu gây chú ý.
Theo Pomina, động thái bán ra cổ phiếu của người liên quan thời gian qua chủ yếu để cấn trừ nợ với các nhà cung cấp.
Theo thỏa thuận, tổng số cổ phiếu cấn trừ lên đến 21 triệu cổ phiếu POM, tương đương giá trị cấn trừ gần 188 tỷ đồng. Trong đó, hãng thép có trụ sở tại Bình Dương chủ yếu cấn trừ với giá 10.000 đồng/cp (gấp đôi thị giá). Các khoản nợ sau khi cấn trừ sẽ được xóa bỏ, các chủ nợ là nhà cung cấp sẽ trở thành cổ đông của Pomina.
Nhà máy Thép Pomina
Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2023, Pomina ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất giảm hơn 83% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 503 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ và giá bán trong quý giảm. Công ty báo lỗ 110 tỷ đồng, cải thiện hơn so với khoản lỗ gần 716 tỷ đồng của cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, doanh nghiệp này cho rằng do nhà máy thép Pomina 3 vẫn còn ngưng hoạt động nhưng phải gánh chịu nhiều chi phí trong đó có chi phí lãi vay. Dự kiến, nhá máy luyện thép này sẽ hoạt động trở lại vào đầu quý 4/2023 ngay sau khi phát hành vốn riêng lẻ cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, tình hình bất động sản đóng băng, nhu cầu tiêu thụ thép và doanh thu trong kỳ sụt giảm mạnh, điều này dẫn đến công ty bị sụt giảm doanh thu, trong khi chi phí cố định và lãi vay cao gây lỗ lớn trong quý vừa qua.
Luỹ kế trong 9 tháng, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 2.948 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 647 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 707 tỷ đồng.
Năm 2023, Pomina thông qua mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng trong năm nay. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra trong báo cáo thường niên trước đó là doanh thu 14.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 300 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ sau 9 tháng, mức lỗ mà doanh nghiệp này ghi nhận đang vượt nhiều so với kế hoạch chỉ lỗ 150 tỷ đồng cả năm. Ngoài ra, với việc tiếp tục thua lỗ trong 3 quý vừa qua, Pomina đang ghi nhận lỗ luỹ kế lên tới 868 tỷ đồng, bằng 31% vốn điều lệ.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Pomina đã lên kế hoạch phát hành riêng lẻ hơn 70 triệu cổ phiếu (hơn 20% vốn điều lệ) cho hãng thép Nhật Bản là Nansei Steel. Dự kiến, doanh nghiệp này sẽ thu về khoảng 700 tỷ đồng từ đợt phát hành này
-
Toàn bộ số tiền 106 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt chào bán 10,6 triệu phiếu riêng lẻ, Pomina sẽ dùng để trả nợ cho khoản vay tại VietinBank.
-
Công ty CP Thép Pomina công bố báo cáo tài chính quý 2, nợ phải trả gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu
Với việc kinh doanh dưới giá vốn, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh cùng với chi phí lãi vay tăng cao đã khiến Pomina báo lỗ gần 350 tỷ đồng trong quý 2/2023, đánh dấu quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của doanh nghiệp này.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và 1.500 lao động báo lãi cao kỷ lục, có hơn nghìn tỷ gửi ngân hàng
Năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế tăng 16,5% so với năm trước, đạt 559 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
-
Lý do đằng sau việc Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2023-2024
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường đang có nhiều biến động khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tới ngày 18/3/2024....
-
“Đại gia” vật liệu xây dựng với 45 công ty con, công ty liên kết và hơn 8.000 lao động kinh doanh ra sao sau 11 tháng?
11 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế của Viglacera đạt 1.663 tỷ đồng, vượt 37% kế hoạch cả năm.