Ảnh minh hoạ.
Do nhu cầu vốn cao từ cả khối khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, tăng trưởng tín dụng đạt 9,35% so với đầu năm, đạt hơn một nửa mức kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cho cả năm từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 14%.
Tuy nhiên, do các bất ổn về địa chính trị và kinh tế trên thế giới cũng như quan ngại rủi ro tập trung liên quan đến cho vay bất động sản (đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản), NHNN vẫn đang sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng nhằm kiểm soát dòng vốn vay chảy vào bất động sản.
Dù vậy, các chuyên gia của Mirae Asset kỳ vọng, tăng trưởng tín dụng năm 2022 sẽ vượt 14%, dựa trên kết quả tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2022.
Trong nửa đầu năm, sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu trên thế giới là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát nội địa tăng, hơn là tăng trưởng tiêu thụ nội địa. Mirae Asset cho rằng, việc hạn chế tăng tín dụng không hẳn là biện pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, nhưng bơm thêm tiền vào nền kinh tế sẽ làm tình hình trở nên khó kiểm soát hơn.
“Nhìn chung, việc ngưng cấp thêm tín dụng chỉ mang tính chất tạm thời, và một phần điều tiết lại dòng vốn tín dụng sang các ngành nghề ít rủi ro”, theo Mirae Asset.
Trái ngược với tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tiền gửi chỉ đạt hơn 4,5% trong nửa đầu năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng là gần 9,4%.
Thêm vào đó, NHNN cũng có động thái rút ròng khoảng 111 nghìn tỷ qua kênh OMO. Vì vậy, nhiều ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng nhỏ) đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi. Mức tăng lãi suất cũng khá phân hóa giữa các nhóm ngân hàng dao động từ 0,1%p đến 0,5%p trong giai đoạn cuối quý 2 2022. •
Nhằm bù cho các rủi ro đang gia tăng như áp lực lạm phát và tăng lãi suất điều hành của các nền kinh tế lớn, dẫn đến rủi ro mất giá của đồng nội địa, các ngân hàng đang điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn.
Vì vậy, Mirae Asset cho rằng, các đợt điều chỉnh lãi suất sắp tới sẽ thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi.
-
Nhà đầu tư vẫn chùn bước dù nới room tín dụng
Trong khi nhiều nhà đầu tư bất động sản trông chờ vào nguồn vốn ngân hàng thì chính sách nới room tín dụng mới chỉ tập trung ưu tiên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc lãi suất vay tiếp tục tăng là yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư chùn bước.
-
Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,5%
Tính đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
-
Doanh nghiệp than “khó” nhưng dư nợ tín dụng bất động sản vẫn đạt hơn 3,15 triệu tỷ đồng
Trả lời trước Quốc hội chiều nay (28/10), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải thích nguyên nhân vì sao nhiều doanh nghiệp bất động sản phản ánh lãi suất cho vay cao, khó tiếp cận vốn....
-
Phó Thống đốc: Không có chuyện 14-15 triệu tỷ đồng còn nằm tại ngân hàng
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023.