Hình minh họa
Bất động sản không được ưu tiên
Thị trường bất động sản rơi vào giao đoạn trầm lắng do tác động của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến các chính sách siết chặt tín dụng của ngân hàng. Thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước rới room tín dụng đã nhóm lên tia hy vọng về sự phục hồi của thị trường địa ốc.
Trên thực tế, có khoảng 14-15 tổ chức tín dụng được điều chỉnh tăng room tín dụng với mức tăng từ 1-4%. Hạn mức tăng tín dụng lớn nhất thuộc nhóm Big 4, với tổng hạn mức tín dụng được tăng thêm xấp xỉ khoảng 100.000 tỉ đồng. Điều này tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỉ đồng được phân bổ về cho các ngân hàng.
SSI Research nhận định con số này có thể phần nào giải toả “cơn khát” tín dụng, nhưng khó đáp ứng được hết nhu cầu của doanh nghiệp.
Các chuyên gia đánh giá việc nới room tín dụng lần này của Ngân hàng Nhà nước vẫn là một nước đi thận trọng, nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng vẫn chưa có chuyển biến tích cực.
Với việc dòng tiền bơm vào ngân hàng không nhiều, các tổ chức tín dụng vẫn phải lựa chọn kỹ càng các đối tượng được vay, ưu tiên lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Bất động sản không nằm trong nhóm được ưu tiên.
Các tổ chức tín dụng vẫn phải lựa chọn kỹ càng các đối tượng được vay (hình minh họa)
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho biết thời hạn quay vòng vốn trong lĩnh vực bất động sản rất dài, bình quân 10 năm, cao gấp 4 lần các ngành sản xuất kinh doanh khác.
Bên cạnh đó, hơn 70% nhà đầu tư là lướt sóng, trong khi bất động sản khai thác chiếm tỷ lệ nhỏ. Thời điểm thanh khoản giảm mạnh, ảnh hưởng tức thời tới dòng tiền thu hồi của ngân hàng.
“Các kết quả khảo sát cho thấy, vốn ngân hàng đang chiếm đến 70% giá trị vốn bất động sản. Với mô hình kinh doanh hiện nay, ngân hàng càng tăng tín dụng, doanh nghiệp địa ốc sẽ càng tăng thâm dụng vốn”, ông Hiển nhận định.
Hệ lụy thấy rõ trên thị trường những tháng vừa qua khi thanh khoản giảm mạnh mà giá sản phẩm vẫn tiếp tục tăng.
Tiếp tục nín thở
Anh Phương (TP.HCM), một nhà đầu tư bất động sản lâu năm, cho rằng vẫn chưa nên vội vàng đưa ra quyết định đầu tư ở thời điểm này mà nên dành thời gian quan sát thị trường.
“Nhìn chung việc nới room tín dụng cũng là một tín hiệu tích cực để thị trường phục hồi nhưng vẫn cần thời gian để nhìn nhận tác động của nó lên thị trường. Bất động sản vẫn đang được coi là lĩnh vực có rủi ro cao, nên vẫn sẽ chịu sự kiểm soát mạnh mẽ của các cơ quan quản lý”, anh Phương nhận định.
Bất động sản vẫn đang được coi là lĩnh vực có rủi ro cao (Hình minh họa)
Nhà đầu tư cho biết rằng hạn mức tín dụng chỉ là một yếu tố tác động lên thị trường ở thời điểm hiện tại, bên cạnh đó còn có những bài toán khác cần thời gian dài để giải quyết.
Anh Phương cho rằng đối với các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, những diễn biến mới về việc tăng lãi suất vay cũng sẽ là một rào cản không nhỏ.
Trên thực tế, lãi suất cho vay liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng lên 6,88%/năm. Đây cũng là mức lãi suất qua đêm cao nhất trên thị trường liên ngân hàng trong gần 10 năm qua. Các ngân hàng phải chấp nhận vay của nhau với chi phí vốn cao hơn cả lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ người dân, doanh nghiệp.
Lãi suất vay tăng sẽ tạo nên áp lực tài chính cho các doanh nghiệp bất động sản cũng như nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh vay ngân hàng vẫn là hình thức khả dĩ nhất để đầu tư. Việc khó tiếp cận nguồn tín dụng không chỉ khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư khó duy trì hoạt động kinh doanh mà còn giảm sức mua của khách hàng.
Theo VNDirect, lãi suất vay mua nhà đã tăng trong bối cảnh lãi suất huy động tăng trở lại và dự báo có thể tăng 30-50 điểm cơ bản trong nửa cuối nay. Ngoài ra, trong bối cảnh tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay thế chấp của các ngân hàng tư nhân dự báo có thể tăng lên 10-10,5%/năm vào cuối năm.
Lãi suất vay tăng gây áp lực lên cả doanh nghiệp bất động sản lẫn khách hàng (hình minh họa)
Dưới góc độ chuyên gia, tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, cho rằng việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực sẽ không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường. Lý do bởi, ngoài nguồn lực và tài chính thì các thủ tục cơ chế là vấn đề nan giải nhất trong việc phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, không ít dự án còn vướng mắc vấn đề pháp lý.
-
Nới room tín dụng sẽ mở đường cho vốn ngoại vào bất động sản?
Ngân hàng Nhà nước đã có những điều chỉnh room tín dụng cho các ngân hàng, tạo điều kiện vay thuận lợi cho các doanh nghiệp. Việc nới room tín dụng được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và tái phát triển.
-
Hé lộ các nhà băng khả năng được nới room tín dụng lần 2
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục cấp bổ sung hạn mức tín dụng cho các ngân hàng đã sử dụng từ 80% hạn mức được cấp. Đây là lần cấp hạn mức tín dụng bổ sung thứ 2 trong năm 2024 (lần 1 vào tháng 8/2024) với quyết tâm hoàn thành mục ...
-
Vì sao ngân hàng “trải thảm”, doanh nghiệp vẫn than không vay được?
Các công ty mà không vay được để sản xuất kinh doanh không phải vì ngân hàng không cho vay mà do bản thân doanh nghiệp không muốn vay.
-
Không dễ vay ngân hàng này trả nợ nhà băng khác
Một số ngân hàng bắt đầu cho khách hàng cá nhân vay lãi suất thấp để trả nợ mua xe hay nhà đất tại nhà băng khác, nhưng thực tế không dễ tiếp cận.