Đầu tư công kỳ vọng bứt phá giai đoạn 2025-2030
Trong báo cáo cập nhật mới đây về ngành xây dựng hạ tầng, Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng trong thời gian tới.
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, tầm nhìn của Chính phủ về tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030 là 7,5-8,5%/năm. ACBS cho rằng, yếu tố then chốt để đạt được kế hoạch tăng trưởng GDP này phần lớn sẽ đến từ các hoạt động giải ngân đầu tư công đầy triển vọng.
Vì vậy, đơn vị này kỳ vọng đầu tư công sẽ nhanh chóng được thúc đẩy ngay từ đầu năm 2025, ngay khi các luật mới ban hành đi vào hiệu lực.
Chính phủ đang đẩy mạnh hoàn thiện các công trình trọng điểm như tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, sân bay quốc tế Long Thành, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm.
Để đẩy mạnh công tác giải ngân vốn cho các dự án hạ tầng trọng điểm, liên tiếp các biện pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công được Chính phủ ban hành.
Đáng chú ý, ngày 29/11/2024, Quốc Hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2025 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 15/01/2025. ACBS đánh giá là sẽ giúp giải quyết các vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đến nay, cả nước đã có hơn 2.000km đường bộ cao tốc. Chính phủ yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000km cao tốc trước ngày 31/12/2025. Tầm nhìn đến năm 2030, cả nước sẽ có 5.000km đường cao tốc.
Với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, dự án này có tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng. Tổng dự án có chiều dài 729km được chia thành 12 dự án thành phần và đã bắt đầu thi công trong năm 2023 tiến độ cơ bản hoàn thành dự kiến trong năm 2025, đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Đây là dự án mà Bộ Giao Thông Vận Tải chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp, di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Chi phí đầu tư hơn 67 tỷ USD, thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD sẽ được tạo ra khi đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ở dự án đường Vành đai 4 Hà Nội, có tổng mức đầu tư hơn 88.694 tỷ đồng, dài 112,8km, đi qua 3 địa phương và gồm 7 dự án thành phần. Sản lượng đến nay đạt khoảng 36,86%. TP Hà Nội đang tập trung giải phóng mặt bằng những đoạn còn lại để bàn giao cho nhà thầu trong năm 2024. Dự kiến đường song hành Vành đai 4 đoạn qua Hà Nội sẽ hoàn thành vào quý 4/2025.
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An dự kiến sẽ thông xe vào giữa năm 2025 và hoàn thành vào năm 2026.
Còn dự án sân bay quốc tế Long Thành được chia thành ba giai đoạn chính với tổng vốn đầu tư là 336.600 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 đang được xây dựng với vốn đầu tư 5 tỷ USD và dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2027.
Doanh nghiệp nguyên vật liệu, xây dựng hạ tầng “đón sóng” đầu tư công
Ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua dự án đường sắt tốc độ cao 350 km/h trên trục Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư 67,3 tỷ USD. Dự án dự kiến khởi công xây dựng vào năm 2027 và hoàn thành vào năm 2035.
Với chi phí đầu tư hơn 67 tỷ USD, thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD sẽ được tạo ra khi đầu tư đường sắt tốc độ cao. Các hạng mục khác như hệ thống điều khiển, cấp điện và phương tiện cũng đóng góp một phần đáng kể vào tổng chi phí dự án.
Đây được xem là cơ hội cho các các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng…
ACBS đánh giá nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp nhờ đẩy mạnh đầu tư công như nguyên vật liệu (đá xây dựng, thép, xi măng, nhựa đường…), xây dựng hạ tầng.
Một số doanh nghiệp xây dựng hạ tầng ước tính giá trị backlog tính đến cuối tháng 9/2024 đang gấp từ 2-4 lần giá trị doanh thu trung bình trong giai đoạn 2021-2023, qua đó tạo cơ sở để các doanh nghiệp này ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu trong 2 năm sắp tới.
Bên cạnh đó, nhóm ngành hưởng lợi gián tiếp nhờ đẩy mạnh đầu tư công như bất động sản dân cư và khu công nghiệp.
Với Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG), ACBS dự báo nhu cầu thép xây dựng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 khi Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng với các dự án lớn như sân bay Long Thành và tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Hòa Phát với lợi thế sở hữu đầy đủ chuỗi giá trị ngành thép, hiện giữ vững vị trí dẫn đầu trong nước với thị phần khoảng 38% tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng.
Nhu cầu thép xây dựng cho đầu tư công sẽ giúp tập đoàn tối đa hóa công suất, dự kiến tăng sản lượng khoảng 10% so với năm 2024. Hơn nữa, nhu cầu ổn định sẽ giúp duy trì giá thép và đảm bảo biên lợi nhuận của Hoà Phát ổn định.
CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hòa (mã chứng khoán VLB) đang sở hữu 5 mỏ đá (Thạnh Phú 1, Thiện Tân 2, Tân Cang 1, Soklu 2, Soklu 5), các mỏ đá của doanh nghiệp này đều có vị trí thuận lợi, cung cấp cho các dự án trọng điểm khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, sân bay quốc tế Long Thành, Vành đai 3 TP.HCM.
ACBS ước tính nhu cầu đá xây dựng cho hoạt động phát triển các dự án trọng điểm tại Nam bộ giai đoạn 2024-2030 sẽ ở mức 37,3 tỷ m3 các loại, tương đương với lượng đá tiêu thụ hàng năm sẽ tăng thêm 10%.
Tổng trữ lượng đá nguyên khối còn lại tính đến cuối năm 2023 còn lại gần 90 triệu m3 và tổng công suất khai thác cấp phép là 5,7 triệu m3/năm sẽ giúp doanh nghiệp này hưởng lợi khi phục vụ nhu cầu đá xây dựng được gia tăng.
Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex - CTCP (mã chứng khoán PLC) là công ty cung cấp nhựa đường lớn nhất tại Việt Nam với thị phần nhựa đường cả nước khoảng 30%. Với lợi thế cạnh tranh nằm ở hệ thống kho cảng với công suất 400.000 tấn/năm trải dài trên cả nước, Hóa dầu Petrolimex có thể được hưởng lợi lớn từ nhu cầu nhựa đường cho xây dựng cao tốc.
Còn với CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán HHV), ACBS đánh giá cao điểm công việc của mảng xây lắp trong giai đoạn 2024-2026. Kế hoạch đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ giai đoạn 2021-2025 đã đem đến nhiều hợp đồng xây lắp lớn cho doanh nghiệp này.
Hiện tại, backlog của Đèo Cả đạt hơn 2.900 tỷ đồng, gấp khoảng 3 lần doanh thu xây lắp năm 2023. Đơn vị này kỳ vọng nhà thầu này sẽ đẩy mạnh ghi nhận doanh thu mảng xây lắp vào 2024-2026.
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã chứng khoán VCG) hiện có giá trị backlog lớn với hơn 17.000 tỷ đồng, hơn 2 lần doanh thu mảng xây lắp trong năm 2023 nhờ vào liên tục trúng thầu các dự án trọng điểm quốc gia như sân bay Long Thành và cao tốc Bắc - Nam.
Với chính sách đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ, Vinaconex được đánh giá sẽ có nhiều khả năng trúng các gói thầu mới nhờ vào kinh nghiệm và năng lực triển khai các dự án lớn.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Coteccons, Fecon, Đèo Cả… đứng trước thời cơ chưa từng có
Mirae Asset kỳ vọng các ông lớn ngành xây dựng như Vinaconex, Coteccons, Fecon, Đèo Cả sẽ bứt phá nhờ hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Những con số ấn tượng về đường sắt cao tốc Bắc Nam hơn 67 tỷ USD
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD đang thu hút sự chú ý với những con số đầy ấn tượng. Với chiều dài hơn 1.500km từ Hà Nội đến TP.HCM, siêu dự án này hứa hẹn mang đến bước ngoặt lớn cho hạ tầng giao thông và phát triển...
-
Lựa chọn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới cho dự án đường sắt tốc độ cao 67,3 tỷ USD
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các bộ ngành cần có những cơ chế, chính sách để lựa chọn "trúng, đúng" tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế uy tín, kinh nghiệm, năng lực hàng đầu thế giới tham gia từ khâu thiết kế tổng thể, đến thẩm định, đánh giá, giám...
-
Động thái mới của Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.