Tại Hội nghị lấy ý kiến cho Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng trong giai đoạn mới”, ông Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Vật liệu xây dựng cho biết, ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam hiện đạt quy mô rất lớn.
Cụ thể, mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 110 triệu tấn xi măng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đạt quy mô lớn với sản lượng hàng năm khoảng 110 triệu tấn xi măng, 150 triệu m3 bê tông, 15 triệu tấn thép xây dựng, 5 triệu tấn tôn mạ, 600 triệu m2 gạch ốp lát, 331 triệu m2 kính xây dựng, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 150 triệu m3 cát và 250 triệu m3 đá/sỏi.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, hệ thống chính sách, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư phát triển vật liệu xây dựng được quy định dàn trải tại nhiều văn bản luật và nghị định khác nhau, dẫn đến tồn tại nhiều khoảng trống pháp lý, chồng chéo về thẩm quyền.
Hòa Phát, Viglacera và Vicem đề xuất loạt chính sách với Bộ Xây dựng
Mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và có sức cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu. Cùng với đó là việc loại bỏ hoàn toàn các công nghệ sản xuất lạc hậu, tiêu tốn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
Loạt kiến nghị “mở đường” từ các doanh nghiệp lớn
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đầu ngành đã chủ động đề xuất chính sách cụ thể nhằm tháo gỡ nút thắt và thúc đẩy phát triển bền vững.
Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hiện nhu cầu đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và công nghiệp hóa đất nước là một cơ hội lớn để phát triển lĩnh vực công nghiệp thép. Tuy nhiên bối cảnh và tình hình mới cũng đặt ra rất nhiều thách thức cần phải chủ động đối mặt và tìm giải pháp thích ứng.
Theo ông Thái, để ngành thép phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước, Chính phủ cần xem xét phê duyệt Chiến lược phát triển sản xuất ngành thép đến 2030, tầm nhìn 2050, gắn với các cơ chế chính sách đặc thù cho ngành thép tăng trưởng xanh và bền vững.
Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam…
Đại diện Tập đoàn Hòa Phát đề xuất xây dựng một bộ tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ cho các loại vật liệu, đặc biệt là thép dự ứng lực, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu và kiểm định chất lượng tại các dự án xây dựng. Đồng thời, kiến nghị ban hành chính sách hỗ trợ nghiên cứu, phát triển sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành vật liệu xây dựng.
Phía Tổng công ty Viglacera - CTCP đề xuất thành lập Trung tâm thông tin về vật liệu xây dựng để các doanh nghiệp có thể kịp thời cập nhật dữ liệu thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, xu hướng công nghệ. Viglacera cũng đề nghị tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở rộng xuất khẩu, đồng thời áp dụng chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ xanh, vật liệu tái chế, và hỗ trợ ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất.
Trong khi đó, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) kiến nghị cần có cơ chế khuyến khích sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu thay thế, bao gồm ưu đãi về thuế, đất đai và tín dụng xanh. Ngoài ra, Vicem đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến quản lý chất thải để tạo điều kiện cấp phép sử dụng tro xỉ, rác thải công nghiệp, rác đô thị làm nguyên, nhiên liệu cho sản xuất xi măng.
Từ góc nhìn quản lý tài nguyên, ông Mai Thế Toản, Phó Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam nhấn mạnh cần tiếp cận toàn diện để quy hoạch hệ thống mỏ vật liệu xây dựng phù hợp theo từng vùng, từng khu vực. Cùng với đó là việc khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế, tái chế, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời tối ưu hóa mục đích sử dụng đất sau khi mỏ khai thác đóng cửa.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đánh giá cao các góp ý từ chuyên gia và đại diện doanh nghiệp. Ông cho biết, Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp đầy đủ, tiếp thu có chọn lọc để tiếp tục hoàn thiện dự thảo đề án, trình cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.
-
FPT, Hòa Phát, CMC nêu kiến nghị về dự án đường sắt tốc độ cao trong cuộc gặp với Thủ tướng
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho rằng: “Nghị quyết 68 quá tuyệt vời rồi. Trong cuộc họp các doanh nghiệp lớn cách đây 6 tháng, chúng tôi cũng mong ước đề xuất như thế và không ngờ là Nghị quyết 68 ra đời còn mở hơn thế”.
-
Ông chủ Hòa Phát nói về việc tham gia đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ tịch Trần Đình Long cho biết Hòa Phát sẽ tập trung đẩy mạnh sản xuất thép chất lượng cao phục vụ cho các ngành đường sắt, dầu khí, năng lượng và quốc phòng, góp phần thay thế mặt hàng thép cao cấp đang phải nhập khẩu.
-
“Vua thép” Hòa Phát vừa chứng kiến điều chưa từng có trong lịch sử 33 năm hoạt động
Trong quý 1/2025, Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt 37.951 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ở mức 3.350 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.








-
Tăng cường kiểm soát chặn đà tăng giá vật liệu xây dựng
Giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện để bình ổn giá và chấn chỉnh tình trạng này.
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cùng các cơ quan có liên quan đang tìm thêm nguồn cát phục vụ nhu cầu xây dựng, đồng thời hạ nhiệt “cơn sốt” giá vật liệu trên thị trường.
-
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, thị trường vật liệu xây dựng có nhiều tín hiệu tích cực
Giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng, đặc biệt các loại cát, đá, gạch, vật liệu san nền, đắp nền đường… tăng cao bất thường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng, tiến độ thi công công trình. Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện chỉ đạo Bộ Cô...