Kể từ năm ngoái, các nhà đầu tư đã lo lắng rằng các vấn đề tài chính của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc có thể lan sang phần còn lại của nền kinh tế. Trong hai tháng qua, nhiều người mua nhà đã từ chối thanh toán các khoản thế chấp cho tới khi được bàn giao tài sản, qua đó khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.
Trong bối cảnh đó, Fitch đã phân tích tác động trong vòng 12 đến 24 tháng tới đối với hơn 30 loại hình doanh nghiệp và tổ chức chính phủ. Kết quả, công ty đã phát hiện ra ba loại hình doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng nhất:
1. Công ty quản lý tài sản
“Các công ty này nắm giữ một lượng lớn tài sản được hỗ trợ bởi các tài sản thế chấp liên quan đến bất động sản, khiến họ phải đối mặt với tình trạng khó khăn kéo dài của thị trường bất động sản”, báo cáo cho biết.
2. Các công ty cơ khí, xây dựng (không thuộc sở hữu nhà nước)
“Ngành này nhìn chung đã gặp khó khăn kể từ năm 2021. Họ không có lợi thế cạnh tranh trong việc tiếp cận dự án cơ sở hạ tầng hoặc tiếp cận nguồn vốn so với các doanh nghiệp khác (có liên quan đến chính phủ)”, báo cáo cho biết.
3. Các nhà sản xuất thép quy mô nhỏ
Báo cáo cho biết: “Nhiều công ty đã hoạt động thua lỗ trong vài tháng và có thể phải đối mặt với các vấn đề thanh khoản nếu nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn mờ nhạt, đặc biệt là do tỷ lệ đòn bẩy cao trong lĩnh vực này”. Fitch cho biết ngành xây dựng chiếm 55% nhu cầu sử dụng thép ở Trung Quốc.
Dữ liệu từ Fitch cho thấy doanh số bán nhà ở đã giảm 32% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo trích dẫn nghiên cứu trong ngành cho thấy 100 nhà phát triển lớn nhất Trung Quốc có thể còn chứng kiến hiệu suất thậm chí còn tồi tệ hơn, với doanh số bán hàng giảm tới 50%.
Ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác
Trong khi trường hợp cơ sở của Fitch giả định rằng doanh số bán bất động sản của Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại vào năm tới, các nhà phân tích cảnh báo rằng “sự suy giảm niềm tin của người mua nhà có thể ngăn cản đà phục hồi doanh số đã thấy trong tháng 5 và tháng 6”.
Kể từ cuối tháng 6, nhiều người mua nhà đã tạm ngừng thanh toán thế chấp để phản đối việc chậm tiến độ xây dựng đối với các căn hộ mà họ đã thanh toán, khiến doanh số bán hàng trong tương lai của các chủ đầu tư gặp rủi ro. Trong quá khứ, các chủ đầu tư ở Trung Quốc thường bán nhà trước khi dự án được hoàn thiện.
“Fitch tin rằng sự gia tăng gần đây về số lượng người mua nhà tạm ngừng thanh toán thế chấp đối với các dự án bị đình trệ cho thấy nguy cơ khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc ngày càng trầm trọng, vì niềm tin suy giảm có thể ngăn cản sự phục hồi của ngành, điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước”, báo cáo cho biết.
Phân tích do Fitch cung cấp cho thấy các doanh nghiệp lớn và trực thuộc chính phủ ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy thoái bất động sản hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hoặc những doanh nghiệp gắn liền với chính quyền địa phương.
Trong số các ngân hàng, Fitch cho biết các ngân hàng nhỏ đối mặt với rủi ro lớn hơn. Tuy nhiên, cơ quan xếp hạng lưu ý rằng rủi ro đối với các ngân hàng Trung Quốc nói chung có thể tăng lên nếu các nhà chức trách nới lỏng những yêu cầu cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khăn.
Báo cáo cũng chỉ ra các doanh nghiệp ít bị tổn thương nhất bởi các vấn đề liên quan tới ngành bất động sản là công ty bảo hiểm, công ty thực phẩm và đồ uống, công ty vận hành lưới điện và công ty dầu khí quốc gia.
-
Suy thoái nhà đất “thổi bay” 90 tỷ USD giá trị thị trường các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã chứng kiến ít nhất 90 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu “bốc hơi” trong năm nay. Khi thị trường nhà đất vẫn bất ổn và cuộc khủng hoảng nợ ngày càng kéo dài, con số này thậm chí có thể tăng lên.
-
Sắp hoàn toàn rút khỏi Trung Quốc, Lotte sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh ở Việt Nam?
Tại TPHCM, Tập đoàn Lotte dự kiến xây dựng một khu phức hợp lớn mang tên Eco Smart City, quy mô gấp 1,5 lần trung tâm hội nghị và triển lãm COEX tại Samseong-dong, quận Gangnam, Seoul. Tại Hồ Tây, Hà Nội, công ty sẽ hoàn thành việc xây dựng Lotte Mall Hà Nội vào năm 2023.
-
Trung Quốc bơm thêm vốn, hạ lãi suất cứu thị trường bất động sản
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất cho vay chuẩn, trong khi các nhà làm chính sách tăng cường hỗ trợ thị trường bất động sản bằng các khoản vay bổ sung, một nỗ lực do chính phủ nước này chỉ đạo nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng nhà ở ngày càng trầm trọng và thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...