Mới đây, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thép Việt đã đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) để phục vụ mục đích đầu tư.
Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 26/12 đến 24/1/2024, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn.
Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phiếu mà Thép Việt sở hữu sẽ giảm xuống hơn 145 triệu cổ phiếu, tương đương 51,97% cổ phần của Pomina. Tạm tính theo giá giao dịch ngày 22/12 là 4.800 đồng/cp, ước tính công ty này có thể thu về khoảng 4,8 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thép Việt được thành lập từ năm 1992 và là cổ đông sáng lập của Pomina. Công ty giữ vai trò phân phối tất cả sản phẩm thép của cả 3 nhà máy Pomina 1, 2 và 3 tại Bình Dương, Phú Mỹ - Vũng Tàu.
Hiện Chủ tịch Pomina Đỗ Duy Thái đang giữ chức Tổng Giám đốc và cũng là người đại diện theo pháp luật cho Thép Việt.
Trước Thép Việt, hàng loạt cá nhân có liên quan tới Chủ tịch Pomina Đỗ Duy Thái đã liên tục bán cổ phiếu. Đến nay, lượng cổ phiếu đã bán và đăng ký bán của các bên liên quan đã lên đến hơn 31 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 11% vốn tại Pomina.
Phía Pomina cho biết, các giao dịch của người liên quan chủ yếu là để cấn trừ nợ với nhà cung cấp. Theo thoả thuận với các nhà cung cấp, tổng tổng số cổ phiếu cấn trừ lên đến 21 triệu cổ phiếu POM, tương đương giá trị cấn trừ gần 188 tỷ đồng.
Hãng thép có trụ sở tại Bình Dương chủ yếu cấn trừ với giá 10,000 đồng/cp (gấp đôi thị giá). Sau khi cấn trừ, các nhà cung cấp sẽ trở thành cổ đông của Pomina.
Theo đó, động thái cấn trừ nợ bằng cổ phiếu là một trong những nỗ lực vượt khó của Pomina sau gần 2 năm thua lỗ. Ngoài ra, công ty còn phát hành 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ, chuyển nhượng vốn góp tại Pomina 3 và thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng.
Pomina lỗ hơn 700 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2023
Về tình hình kinh doanh, quý 3/2023 vừa qua, Pomina ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất giảm hơn 83% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 503 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ và giá bán trong quý giảm; Công ty báo lỗ 110 tỷ đồng, cải thiện hơn so với khoản lỗ gần 716 tỷ đồng của cùng kỳ.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm, Pomina ghi nhận doanh thu đạt 2.948 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 647 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 707 tỷ đồng.
Với việc tiếp tục thua lỗ trong 3 quý vừa qua, doanh nghiệp này đang ghi nhận lỗ luỹ kế lên tới 868 tỷ đồng, bằng 31% vốn điều lệ.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Pomina đạt 10.689 tỷ đồng, giảm nhẹ so với số đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí xây dựng cơ bản với gần 5.800 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận ở mức 1.800 tỷ đồng, chiếm 16,8% tổng tài sản. Hàng tồn kho giảm 30%, còn gần 833 tỷ đồng.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, lên mức 8.690 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ vay là hơn 6.300 tỷ đồng, gồm 5.200 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 1.145 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
-
Toàn bộ số tiền 106 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt chào bán 10,6 triệu phiếu riêng lẻ, Pomina sẽ dùng để trả nợ cho khoản vay tại VietinBank.
-
Công ty CP Thép Pomina công bố báo cáo tài chính quý 2, nợ phải trả gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu
Với việc kinh doanh dưới giá vốn, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh cùng với chi phí lãi vay tăng cao đã khiến Pomina báo lỗ gần 350 tỷ đồng trong quý 2/2023, đánh dấu quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của doanh nghiệp này.
-
Sau Pomina, tới lượt Hòa Phát thông báo dừng hoạt động 4 lò cao
Trong bối cảnh thị trường thép khó khăn, hàng tồn kho còn nhiều, Hòa Phát quyết định dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất, 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.
-
Nhà máy tôn 4.500 tỷ của Nam Kim tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2026, cần thêm 1 năm nữa để đạt công suất tối đa
Nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2026 để đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường....