Mới đây, CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ đợt 1 cho nhà đầu tư chiến lược.
Theo đó, Pomina sẽ chào bán hơn 10,6 triệu cổ phiếu POM với giá 10.000 đồng/cp cho CTCP Nansei Steel - một doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Đây là nhà đầu tư chiến lược mà Pomina công bố tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức hồi tháng 7 vừa qua.
Được biết, thời gian phát hành dự kiến triển khai trong quý 4/2023 (kế hoạch ban đầu tháng 8/2023). Nếu thực hiện thành công, Nansei Steel sẽ nâng sở hữu từ 0% lên 3,65% vốn điều lệ tại Pomina. Đối tác Nhật Bản bị hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu trong 3 năm đầu tiên.
Trên thị trường, cổ phiếu POM dừng ở 5.150 đồng/cp chốt phiên 18/10. Như vậy, giá phát hành cho cổ đông chiến lược cao gần gấp đôi so với thị giá hiện tại.
Về mục đích sử dụng vốn, toàn bộ 106 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán riêng lẻ đợt 1 sẽ được hãng thép có trụ sở ở Bình Dương sử dụng để thanh toán nợ vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Pomina chào bán hơn 10 triệu cổ phiếu để trả nợ VietinBank. Nguồn: POM
Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của Pomina đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ hơn 70 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với giá 10.000 đồng/cp. Quá trình phát hành sẽ được chia thành 2 đợt để tăng vốn chủ sở hữu, bổ sung vốn lưu động, chuẩn bị tài chính triển khai kế hoạch tái khởi động lò cao vào năm 2024.
So với kế hoạch ban đầu, mục đích sử dụng vốn từ chào bán riêng lẻ của Pomina đã có sự thay đổi. Cập nhật mới nhất, theo tờ trình lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, Pomina dự kiến sử dụng 702 tỷ đồng thu được để thanh toán nợ vay tại ngân hàng BIDV và VietinBank, thanh toán tiền mua hàng, nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và 15 tỷ đồng cho vốn lưu động khác.
Quyết định thay đổi mục đích sử dụng vốn của Pomina đặt trong bối cảnh nhà sản xuất này chịu áp lực nợ vay lớn và bức tranh kinh doanh ngành thép không mấy sáng cửa.
Nửa đầu năm nay, Pomina ghi nhận doanh thu thuần giảm 73% so với cùng kỳ, xuống còn 2.192 tỷ đồng và lỗ ròng 504 tỷ đồng. Đây cũng là khoản lỗ kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong 6 tháng đầu năm.
Lãnh đạo Pomina cho rằng, do nhà máy thép Pomina 3 vẫn còn ngưng hoạt độ nhưng phải gánh chịu nhiều chi phí, trong đó có chi phí lãi vay. Ngoài ra, tình hình bất động sản đóng băng, nhu cầu tiêu thụ thép và doanh thu trong kỳ sụt giảm mạnh, dẫn đến công ty bị sụt giảm doanh thu, trong khi chi phí cố định và lãi vay cao gây lỗ lớn trong kỳ.
Tại thời điểm 30/6, Pomina ghi nhận khoản vay ngân hàng hơn 6.200 tỷ đồng, trong đó 5.420 tỷ đồng là khoản vay ngắn hạn.
Hiện nhiều khoản vay ngân hàng đã quá hạn thanh toán lãi và gốc với giá trị 2.200 tỷ đồng, không ít khoản vay khác cũng sắp đến hạn thanh toán vào đầu năm 2024. Cùng với đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn đã quá hạn thanh toán với số tiền hơn 922 tỷ đồng.
“Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Pomina”, Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam nhấn mạnh tại báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 của Pomina.
-
Một công ty thép có tiếng tại Bình Dương bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục khi nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 4.370 tỷ đồng, nợ quá hạn thanh toán hơn 3.100 tỷ đồng.
-
Nhà máy hơn 1,2 tỷ USD dừng hoạt động 2 tháng có thể khiến Lọc hóa dầu Bình Sơn mất nghìn tỷ tiền lãi
Năm 2024, nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất sẽ dừng máy để tiến hành đợt bảo dưỡng tổng thể vào tháng 3 và 4. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và doanh thu của Lọc hóa dầu Bình Sơn trong năm sau....
-
Công ty nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và gần 1.500 lao động đem phân nửa lợi nhuận năm 2023 chia cho cổ đông
9 tháng đầu năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.825 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 395 tỷ đồng, lần lượt giảm 7% và 4% so với cùng kỳ.
-
Doanh nghiệp xi măng “né” sản xuất giờ cao điểm, khó tăng giá bán do nhu cầu thị trường suy yếu
Về lý thuyết, mức tăng giá điện được tính vào giá thành sản phẩm, nhưng thực tế, các doanh nghiệp xi măng khó chuyển phần chi phí này cho người tiêu dùng vì nhu cầu tiêu thụ xi măng đang rất yếu....