Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với kết quả vẫn chưa khả quan khi tiếp tục thua lỗ.
Trong quý 2/2023, Pomina ghi nhận doanh thu thuần đạt 800 tỷ đồng, giảm mạnh tới 79% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc kinh doanh dưới giá vốn và chi phí lãi vay tăng cao khiến doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ 350 tỷ đồng, gấp 5,6 lần mức lỗ cùng kỳ năm ngoái.
Thép Pomina báo lỗ 537 tỷ đồng sau nửa đầu năm 2023
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, theo đại diện Pomina, do quý 2/2023, thị trường tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn, sản lượng và giá bán giảm trong khi chi phí tài chính và chi phí cố định của dự án mới đưa vào hoạt động còn cao. Bên cạnh đó, nhà máy thép Pomina 3 vẫn còn ngưng hoạt động nhưng công ty phải gánh nhiều chi phí, trong đó có chi phí lãi vay.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, Pomina đạt doanh thu thuần hơn 2.400 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước và bị lỗ sau thuế 537 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 8 tỷ đồng. Đây là mức thua lỗ nặng nhất của các doanh nghiệp ngành thép trong nửa đầu năm nay. Đáng chú ý, Pomina cũng giữ luôn vị trí “quán quân” thua lỗ ngành thép trong năm 2022, với mức lỗ kỷ lục 1.078 tỷ đồng.
Tại Đại hội thường niên vừa tổ chức mới đây, Pomina đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu thuần 9.000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng. Như vậy đến hết quý 2, công ty mới hoàn thành 26,6% kế hoạch doanh thu và lỗ sâu hơn gần 400 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra.
Được biết, Pomina ban đầu kỳ vọng cả năm nay sẽ lãi 300 tỷ đồng. Lý giải việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh từ lãi sang lỗ, Chủ tịch HĐQT Đỗ Duy Thái cho rằng đây là chiến lược thận trọng trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Tuy nhiên, yếu tố chính khiến Pomina điều chỉnh kế hoạch là niềm tin ngành bất động sản sẽ chưa tốt lên trong năm nay.
Theo Chủ tịch Pomina, từ đầu năm 2024, thị trường thép có thể khởi sắc nhờ đầu tư công. Tuy nhiên, tiêu thụ tăng chỉ tầm 15-20% vì nhu cầu thép ở Việt Nam chủ yếu đến từ bất động sản. Nhìn vào thị trường bất động sản hiện nay cũng có thể biết được diễn biến của ngành thép, nhất là thép xây dựng.
Tại ngày 30/6, Pomina có vốn chủ sở hữu đạt hơn 2.000 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm và nợ phải trả gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu, ở mức 8.700 tỷ đồng. Theo đó, tổng tài sản của doanh nghiệp này ở mức 10.817 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm 2023.
Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay tài chính chiếm 70% với hơn 6.200 tỷ đồng, trong đó bao gồm 5.200 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 1.066 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Bán 70 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư Nhật Bản
Hiện Pomina đang tìm nhiều cách để huy động vốn, một mặt để tái cấu trúc doanh nghiệp và mặt khác là để chuẩn bị cho sự trở lại của ngành thép.
Thép Pomina bán gần 70,2 triệu cổ phiếu cho Nansei Steel với giá 10.000 đồng mỗi cổ phiếu
Tại Đại hội cổ đông mới đây, ban lãnh đạo Pomina chốt phương án bán gần 70,2 triệu cổ phiếu cho Nansei Steel với giá 10.000 đồng mỗi cổ phiếu.
Đợt phát hành riêng lẻ sẽ được chia thành 2 đợt để tăng vốn chủ sở hữu, bổ sung vốn lưu động, chuẩn bị tài chính triển khai kế hoạch tái khởi động lò cao vào năm 2024.
Theo đó, đợt thứ nhất sẽ phát hành 10,6 triệu cổ phiếu và diễn ra vào tháng 8/2023; đợt 2 sẽ phát hành gần 59,6 triệu cổ phiếu và diễn ra sau đó một năm. Đối tác Nhật Bản sẽ bị hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu trong 3 năm đầu tiên.
Theo tìm hiểu, Nansei Steel là nhà sản xuất và xuất khẩu kim loại (chủ yếu là thép) có trụ sở tại tỉnh Chiba, Nhật Bản. Doanh nghiệp này mới thành lập pháp nhân ở Việt Nam cách đây nửa năm.
Đại diện Nansei Steel cho biết, công ty đã ký kết xong thỏa thuận cơ bản với Pomina và ký quỹ một khoản tiền để lấy quyền độc lập đàm phán.
Bên cạnh phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Pomina dự tính chuyển nhượng một phần vốn tại công ty TNHH Pomina 3, đồng thời vay vốn tại ngân hàng BIDV với hạn mức tín dụng hơn 699 tỷ đồng.
Để được vay vốn, Pomina sẽ thế chấp quyền sử dụng đất (thuê 30 năm và có diện tích 42,890 m2) tại lô M, KCN Sóng thần II, tỉnh Bình Dương, quyền sở hữu văn phòng, căn tin và nhà xưởng tại khu đất này, cùng với máy móc thiết bị và các tài sản khác.
-
Tập đoàn Hoa Sen nợ hơn 4.300 tỷ nợ ngắn hạn, ngân hàng nào là chủ nợ lớn nhất?
Tại thời điểm ngày 30/6, nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen xấp xỉ 6.160 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 4.300 tỷ đồng với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn.
-
Chung cư Chí Linh Center Vũng Tàu
Chí Linh Center có vị trí nằm tại Khu trung tâm đô thị Chí Linh, đường 2/9, phường Nguyễn An Ninh, thành phố Vũng Tàu. Dự án với phía Bắc giáp khu dân cư Bắc sân bay và cảng dầu khí, phía Nam giáp khu công viên thể tha...
-
“Ông lớn” thép Việt với hơn 30 công ty con, công ty liên kết báo lỗ hơn trăm tỷ, tài sản chạm ngưỡng tỷ đô
Trong quý 3/2024, VNSteel báo lỗ sau thuế hơn 120 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ tới 171 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ nặng thứ 2 trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tính đến thời điểm hiện tại, chỉ sau Hoa Sen....
-
Lộ diện “quán quân” thua lỗ ngành thép, từng đem hàng trăm tỷ đồng đầu tư chứng khoán
9 tháng đầu năm 2024, Thép Tiến Lên ghi nhận lỗ ròng gần 270 tỷ đồng, là mức lỗ nặng nhất trong lịch sử hoạt động. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tính đến thời điểm hiện tại....