Được biết, mục đích việc tái cho chạy lại nhà máy Pomina 3 với công suất 1 triệu tấn/năm là để đáp ứng nhu cầu đầu tư công gia tăng vào giai đoạn cuối năm.
Hiện nhiều dự án đầu tư tư công đã và đang được triển khai như dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, dự án sân bay Tân Sơn Nhất… Đặc biệt là dự án Sân bay Long Thành, siêu dự án được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh thi công từ tháng 9/2023. Bên cạnh đó, việc sớm triển khai các dự án cầu cạn cao tốc ở Đồng bằng Sông Cửu Long cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép tăng lên.
Pomina sẽ tái khởi động nhà máy luyện cán thép Pomina 3 trong tháng 10/2023
Pomina cũng dự kiến chạy lại lò cao (BF) vào đầu năm 2024 để đón đầu sự trở lại của các dự án bất động sản. Trước đó, doanh nghiệp này đã phải thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23/9/2022 bởi ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu tăng cao. Đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào phục sản xuất của nhà máy đã tăng mạnh trong khi hệ lụy của dịch bệnh chưa khắc phục được.
Được biết, dự án lò cao được Pomina đầu tư vào năm 2019 và đi vào hoạt động năm 2020, đây từng được doanh nghiệp này giới thiệu là dự án then chốt và dự phóng mang lại lợi nhuận đột biến cho Công ty giai đoạn 2021-2023, công suất hệ thống lên đến 1 triệu tấn sản phẩm thép.
Theo Pomina, nguyên vật liệu sẽ được cung cấp bởi nhà đầu tư chiến lược là Công ty Thép Nansei - một nhà đầu tư Nhật bản. Không chỉ cung cấp nguyên vật liệu chất lượng cao, ổn định, Nansei cũng sẽ tham gia đầu tư vào Pomina và trở thành cổ đông chiến lược.
Mới đây, Pomina đã chốt nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là dưới 65%. Cụ thể, để chuẩn bị tài chính cho năm 2024, doanh nghiệp này đã thông qua phương án phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Nansei trong khoảng thời gian từ 2023 đến 2024 nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo ban lãnh đạo, hợp tác với Nansei Steel giúp công ty có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu khi thị trường hồi phục mạnh từ giữa năm sau.
Năm 2023, Pomina thông qua mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng trong năm nay. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra trong báo cáo thường niên trước đó là doanh thu 14.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 300 tỷ đồng.
Lý giải việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT Pomina Đỗ Duy Thái cho rằng đây là chiến lược thận trọng trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Ngoài ra, bất động sản chưa thể tốt lên trong năm nay dù Chính phủ đã cố gắng dùng mọi biện pháp, như giải quyết thủ tục cho từng công trình một, giảm lãi suất và giãn nợ cho các công ty bất động sản.
Theo ông Thái, đầu năm 2024, thị trường thép có thể khởi sắc nhờ đầu tư công, nhưng mức tiêu thụ sẽ chỉ tăng 15-20% vì nhu cầu thép ở Việt Nam chủ yếu đến từ bất động sản.
Cũng trong năm nay, Pomina dự định tái cấu trúc tách chi nhánh nhà máy thép (Pomina 1) và chi nhánh nhà máy luyện phôi thép (Pomina 3) thành hai công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập. Sau đó, công ty sẽ chuyển nhượng một phần vốn chủ sở hữu tại Công ty TNHH Pomina 3.
-
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam mới đây đã công bố đơn vị trúng Gói thầu số 5.10 “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách” của Dự án thành phần 3 sân bay Long Thành là Liên danh VIETUR.
-
Thép Pomina rục rịch tách công ty, lên kế hoạch bổ sung vốn để khởi động lại lò cao
Năm 2023, Thép Pomina dự định sẽ tái cấu trúc lại hai chi nhánh Pomina 1 và Pomina 3. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này dự định phát hành cổ phiếu để tăng vốn nhằm cải thiện tình hình tài chính và bổ sung vốn khởi động lại lò cao.
-
Lộ diện “trùm cuối” thua lỗ nặng nhất ngành thép, là hãng thép có tiếng tại Bình Dương, sở hữu 3 nhà máy công suất 2,6 triệu tấn/năm
9 tháng đầu năm 2024, Công ty CP Thép Pomina báo lỗ sau thuế hơn 791 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 647 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tính đến thời điểm hiện tại....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc bất ngờ đóng cửa 1 nhà máy sau hơn 45 năm hoạt động
Trong một động thái bất ngờ, nhà sản xuất thép Hàn Quốc POSCO đã đóng cửa một nhà máy sản xuất thép cuộn ở thành phố Pohang, sau hơn 45 năm hoạt động.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....