Thông tin tại tọa đàm "Đường sắt tốc độ cao - Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt" tổ chức ngày 19/11, ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là dự án đặc biệt lớn và có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn trọng, tới hơn 18 năm.
"Dự án có nguồn vốn đặc biệt lớn, chưa từng có tại Việt Nam và cũng là một trong những dự án có chiều dài đầu tư lớn nhất trên thế giới. Kết luận của Trung ương đã nêu rõ, với ý nghĩa là biểu tượng của đất nước, dự án cần phải thực hiện sớm. Mục tiêu đề ra sẽ được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư năm 2024, lập dự án năm 2025 và cơ bản hoàn thành năm 2035", ông Phương thông tin.
Cần khoảng 240.000 công nhân kỹ thuật cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Nghiên cứu của Tư vấn đã chỉ ra, trong tổng nhu cầu vốn dự án khoảng 67,34 tỷ USD, giá trị vốn đầu tư hợp phần xây lắp hạ tầng khoảng 33 tỷ USD, cùng đó là các hợp phần về hệ thống điều khiển, hệ thống cấp điện, phương tiện…
Quan điểm của Đảng, Chính phủ là ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp trong nước thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn, thi công xây lắp, đến sản xuất vật liệu; công nghiệp đường sắt...
Về nguồn nhân lực, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, trong chính sách đặc thù, cần có ưu đãi để các sở đào tạo trong nước liên danh liên kết với nước ngoài, từ giáo trình, giáo viên, giảng viên để đào tạo trong nước, hoặc đưa ra nước ngoài đào tạo những chuyên ngành riêng cho đường sắt tốc độ cao.
Bộ GTVT cũng cho biết, nhu cầu nhân lực cho dự án đường sắt cao tốc vô cùng lớn. Theo tính toán của cơ quan này, dự án sẽ cần khoảng 240.000 công nhân kỹ thuật cho thi công xây lắp hạ tầng, 13.800 nhân lực vận hành và khoảng 2.000 chuyên gia tư vấn.
Được biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài 1.541 km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), là tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục.
-
Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát khẳng định sẽ cam kết cung cấp 6 triệu tấn thép các loại chất lượng cao với mức giá cạnh tranh hơn hàng nhập khẩu.
-
Trình Quốc hội dự án đường sắt hơn 67,3 tỉ USD, tốc độ 350km/h
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541km, tốc độ 350km/h, tổng vốn đầu tư hơn 67,3 tỉ USD sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp sắp tới.








-
Việt Nam sẽ khởi công 9 tuyến đường sắt trước năm 2030
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia. Các dự án này có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ USD, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia....
-
Thông tin mới nhất về tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, chạy qua 20 tỉnh thành
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với chiều dài hơn 1.500km, kết nối 20 tỉnh, thành phố từ Hà Nội đến TP.HCM dự kiến được khởi công xây dựng vào cuối năm 2026.
-
Sở Xây dựng Quảng Ngãi thông tin về dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt của Hòa Phát
Theo đề xuất của chủ đầu tư, vị trí khu đất dự kiến đầu tư xây dựng dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất có quy mô khoảng 18,39ha, thuộc Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi....