Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, trị giá hơn 67,3 tỉ USD, theo báo Tuổi trẻ.
Theo chương trình kỳ họp ngày 13/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng sẽ trình tờ trình của Chính phủ về dự án này ra Quốc hội. Quốc hội sẽ thảo luận tổ cho ý kiến trong sáng cùng ngày.
Quốc hội sẽ thảo luận hội trường về dự án này vào ngày 20-11 và dự kiến biểu quyết thông qua vào ngày 30/11.
Trong nội dung tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nêu rõ mục tiêu của dự án là xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải.
Góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541km.
Về quy mô đầu tư, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Đường sắt chạy trên ray, đoàn tàu khách sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán, tàu hàng sử dụng động lực tập trung; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia vận hành khai thác đường sắt tốc độ cao trên thế giới.
Đề xuất lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm tàu tốc độ thiết kế 350km/h.
Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827ha, số dân tái định cư khoảng 120.836 người.
Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư dự án là đầu tư công, việc phân chia dự án thành phần được thực hiện khi phê duyệt dự án đầu tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.713.548 tỉ đồng (khoảng 67,34 tỉ USD).
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là dự án hạ tầng quan trọng và có quy mô lớn về quy mô cũng như tổng vốn đầu tư. Dự này cũng đang nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.
Mới đây nhất, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.
Tại buổi gặp này, Lãnh đạo tập đoàn CRCC hết sức quan tâm và đang nghiên cứu kỹ, mong muốn tham gia triển khai tuyến đường sắt Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Đồng thời đang nghiên cứu việc tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam.
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sáng 6/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.








-
Việt Nam sẽ khởi công 9 tuyến đường sắt trước năm 2030
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, từ nay đến 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia. Các dự án này có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ USD, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia....
-
Chuyển động mới tại Hòa Phát sau tuyên bố “nhường sân” mảng thép xây dựng, chuyển hướng làm THÉP CHẤT LƯỢNG CAO
Thép chất lượng cao là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như cáp thang máy, làm lõi que hàn, lò xo, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô… Với việc lắp đặt dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao công suất 500.0...
-
Cuối năm 2026, sẽ khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/h, quy mô 67 tỷ USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026.