Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 và 2024 của nền kinh tế Trung Quốc. Họ cho rằng sự phục hồi của quốc gia này đang "mất đà", thể hiện rõ qua tình trạng yếu kém của ngành bất động sản.

Trong báo cáo về triển vọng kinh tế khu vực mới được công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế hàng đầu châu Á xuống còn 5% trong năm nay và 4,2% trong năm tới.

Trước đó, trong một báo cáo tương tự được công bố hồi tháng 4, IMF đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế đối với nền kinh tế Trung Quốc là 5,2% trong năm 2023 và 4,5% trong năm 2024.

Báo cáo cho biết: “Tại Trung Quốc, quá trình phục hồi đang mất dần động lực, với các chỉ số quản lý mua hàng sản xuất giảm dần từ tháng 4 đến tháng 8. Bên cạnh đó, tình trạng của ngành bất động sản tại quốc gia này cũng là điều đáng báo động”.

Báo cáo của IMF cũng dự đoán rằng việc điều chỉnh thị trường nhà đất kéo dài ở Trung Quốc trong thời gian tới sẽ "gây ra căng thẳng tài chính lớn hơn cho các nhà phát triển bất động sản và chất lượng tài sản suy giảm nghiêm trọng hơn".

Tác động của điều đó có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc giảm tới 1,6% so với mức cơ sở vào năm 2025, trong khi GDP thế giới sẽ giảm 0,6% so với mức cơ sở.

IMF cũng đưa ra dự đoán tổng thể về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2023 đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương là “sáng sủa hơn”. Các chuyên gia của IMF cũng gọi châu Á – Thái Bình Dương là “khu vực năng động nhất năm 2023”.

Cơ quan này duy trì dự báo tăng trưởng tương tự báo cáo được công bố trước đó cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở mức 4,6% vào năm 2023 và cho biết hoạt động kinh tế trong khu vực đang trên đà đóng góp khoảng 2/3 vào tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm xuống còn 4,2% trong năm tới. IMF dự đoán tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 3,9% trong trung hạn - mức thấp nhất trong 2 thập kỷ qua ngoại, trừ năm 2020 – do sự suy thoái cơ cấu của Trung Quốc và tăng trưởng năng suất yếu hơn ở nhiều nền kinh tế khác đè nặng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế cả khu vực.

Giảm phát là một điểm sáng ở châu Á. Hầu hết quốc gia trong khu vực, ngoại trừ Nhật Bản, đang duy trì mức lạm phát ở mức “chấp nhận được”, theo các chuyên gia của IMF.

“Điều này giúp đưa châu Á vượt lên trên phần còn lại của thế giới. Mức độ lạm phát tại châu Á – Thái Bình Dương có thể chấp nhận được, ít nhất là cho tới năm 2025”, tổ chức này cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia của IMF cho biết thêm rằng các ngân hàng trung ương trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nên đề phòng việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm.

"Các ngân hàng trung ương nên thực hiện các chính sách để đảm bảo duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức phù hợp một cách lâu dài. Vì điều kiện tiền tệ thắt chặt có thể gây căng thẳng cho sự ổn định tài chính, việc tăng cường giám sát tài chính, giám sát thận trọng các rủi ro hệ thống và hiện đại hóa các khuôn khổ xử lý là rất quan trọn”", theo báo cáo của IMF.

  • Quy mô nhà ở châu Á thu hẹp, kho tự quản lên ngôi

    Quy mô nhà ở châu Á thu hẹp, kho tự quản lên ngôi

    Giá thuê nhà đắt đỏ, diện tích nhà trung bình trên đầu người giảm, mức độ tiêu dùng tăng và xu hướng làm việc tại nhà đang lên ở châu Á đã thúc đẩy nhu cầu về kho tự quản (self-storage). Lĩnh vực non trẻ này đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư gồm các công ty tư nhân và quỹ hưu trí trên toàn cầu.

  • Giá nhà tại châu Á tiếp tục tăng trong thời kỳ suy thoái

    Giá nhà tại châu Á tiếp tục tăng trong thời kỳ suy thoái

    Theo công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, giá nhà trung bình trên 46 thành phố được công ty này theo dõi đã tăng 1,5% trong 12 tháng, tính đến tháng 6/2023.

  • Top 3 thị trường bất động sản bền vững nhất châu Á

    Top 3 thị trường bất động sản bền vững nhất châu Á

    Thị trường nhà ở Singapore và thị trường văn phòng hạng A của Hàn Quốc đang vượt trội so với hầu hết các thị trường khác trong khu vực. Trong khi đó, Nhật Bản đang được hưởng lợi từ nỗ lực di dời chuỗi cung ứng của các tập đoàn ra khỏi Trung Quốc.

Anh Nguyễn (Reuters)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.