Những đánh giá được đưa ra trong tình hình phần lớn các tiểu bang Mỹ bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế bị khóa trong nhiều tuần vừa qua để làm hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Hơn 30 triệu người dân ở Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong những tháng qua. Do đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy khởi động lại hoạt động kinh tế để chỉnh đốn lại bảng cân đối hộ gia đình và doanh nghiệp, mặc dù virus vẫn đang tiếp tục lan rộng và nước Mỹ đắm chìm trong đại dịch Covid-19.
“Chúng ta đang sống trong tình trạng sụt giảm nghiêm trọng và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Thật không may, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đến những con số mà chúng ta chưa từng thấy kể từ những năm 1940”, Richard Clarida, Phó chủ tịch của Fed, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC.
Tuy nhiên, Clarida cho biết ông hy vọng Fed có thể hạn chế thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế, và khả năng phục hồi kinh tế có thể bắt đầu vào nửa cuối năm nay sau khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại và mọi người có thể tái hoạt động. Bên cạnh đó, cổ phiếu đã có sự trở lại mạnh mẽ sau những phát ngôn của ông.
Một “quyết định táo bạo”
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago Charles Evans cho biết rất mong đợi sự tái tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm nay. Nhưng kết quả như vậy chỉ có khả năng cao hơn một chút so với những kịch bản khác bi quan hơn.
Trong một cuộc gọi hội nghị với các phóng viên, Evans nói rằng ông đã nhìn thấy những nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế ngay cả khi đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn là một quyết định táo bạo với rủi ro khá cao.
Evans nói thêm một số doanh nghiệp sẽ có thể tăng tốc ngay cả với sự giãn cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa khác, trong khi những doanh nghiệp khác, chẳng hạn như ngành dịch vụ du lịch và khách sạn thì không thể làm được điều này.
Nếu mọi việc suôn sẻ, tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm xuống 5% vào cuối năm sau. Sự sụt giảm chậm hơn trong tỷ lệ thất nghiệp có thể gây thiệt hại lâu dài hơn cho nền kinh tế, Evans nói.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard cảnh báo trong một cuộc gọi khác với các phóng viên rằng nhiều doanh nghiệp có thể phá sản và các tổ chức phi lợi nhuận có thể đóng cửa nếu sự phục hồi bị trì hoãn.
“Nếu sự yếu kém vẫn còn trong nửa cuối năm nay, tôi nghĩ chúng ta sẽ có những vấn đề mới phát sinh nếu chúng ta không thể kiểm soát được đại dịch”, ông Bullard tuyên bố.
Fed đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0, hứa hẹn sẽ giữ chúng ở đó cho đến khi nền kinh tế trở lại tốt hơn. Fed đồng thời cũng mua hàng nghìn tỉ đô la trái phiếu và tung ra các gói cho vay khẩn cấp nhằm duy trì tín dụng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.
“Nhưng thời điểm của sự phục hồi không nằm trong sự kiểm soát của Fed”, các nhà hoạch định chính sách cho biết.
-
Kinh tế Hồng Kông: Ba tháng tồi tệ nhất lịch sử
CafeLand - Vào năm ngoái, sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Hồng Kông đã rơi vào suy thoái đầu tiên trong suốt một thập kỷ qua. Hiện tại, rủi ro Covid-19 lại khiến “trung tâm tài chính của châu Á” rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...