Theo ước tính được chính phủ công bố ngày 4-5, kinh tế Hồng Kông đã giảm 8,9% trong quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ ba liên tiếp của “trung tâm tài chính” này bị thu hẹp, với mức giảm hàng quý tồi tệ nhất kể từ năm 1974.
"Mối đe dọa của Covid-19 đã phá vỡ nghiêm trọng một loạt các hoạt động kinh tế địa phương và chuỗi cung ứng trong khu vực", một phát ngôn viên chính phủ cho biết. "Việc virus phát triển thành đại dịch vào tháng 3, sự sụp đổ kinh tế càng trở nên nghiêm trọng hơn."
Sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng tư nhân làm tăng thêm những gánh nặng của nền kinh tế Hồng Kông vốn dĩ đang quá sức mong manh. GDP đã giảm 1,2% trong năm ngoái khi các cuộc biểu tình nổ ra buộc các cửa hàng phải đóng cửa, làm tê liệt đường phố của thành phố và khiến khách du lịch sợ hãi.
Mối quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã làm tăng thêm vấn đề cũng như lo ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Trước khi công bố dữ liệu GDP hôm thứ hai, chỉ số Hang Seng Index (HSI) của Hồng Kông đã giảm gần 4,2% trong ngày tồi tệ nhất kể từ giữa tháng 3, khi các nhà đầu tư lo ngại về căng thẳng mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và tác động có thể xảy ra đối với nền kinh tế.
Trong nhiều tuần, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Hồng Kông có nhiều hy vọng rằng năm 2020 sẽ tốt đẹp hơn năm 2019, khi các cuộc biểu tình đã trở nên hạn chế hơn và mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể được cải thiện.
Tuy nhiên, Covid-19 đã đè bẹp mọi hy vọng cho sự phục hồi trong thời gian ngắn và khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm thậm chí còn nặng nề hơn. Khi so sánh với quý 4 năm 2019 vốn dĩ đã yếu kém, GDP trong quý 1 năm nay vẫn giảm 5,3%.
"Với hiện trạng đại dịch Covid-19 gây ra sự thu hẹp nghiêm trọng của hoạt động kinh tế toàn cầu, xuất nhập khẩu của Hồng Kông vẫn sẽ chịu áp lực đáng kể trong thời gian tới", chính phủ Hồng Kông tuyên bố. Bên cạnh đó, chính phủ nước này cũng nhắc lại dự báo về sự thu hẹp từ 4% đến 7% cho nền kinh tế Hồng Kông vào năm 2020.
Suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục "đáng lo ngại", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồng Kông Paul Chan cho biết rằng năm nay có thể là năm tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Hồng Kông.
Ông hy vọng nền kinh tế sẽ hồi phục phần nào, vì thành phố nới lỏng các lệnh hạn chế về nơi làm việc và các cuộc tụ họp xã hội trong tháng này. Nhưng vì nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải vật lộn với đại dịch, không chắc Hồng Kông sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.
Chính phủ Hồng Kông cũng đã triển khai nhiều biện pháp cứu trợ với tổng trị giá 290 tỉ đô la Hồng Kông (37 tỉ USD) để giảm bớt áp lực cho nền kinh tế.
-
Các ngân hàng lớn xây dựng “pháo đài” 35 tỷ USD đối phó với khủng hoảng do Covid-19
CafeLand - Các quan chức ở Washington đang cố gắng giảm thiểu số lượng các vụ phá sản, vỡ nợ và bị tịch thu do đại dịch Covid-19 gây ra. Các ngân hàng lớn của Mỹ cũng đang lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...