Hai bên bờ sông Hồng.
Cơ chế đặc thù và hạ tầng “khủng” mở đường cho Vùng Thủ đô bứt phá
Theo ông Lực, trước khi sáp nhập, Vùng Thủ đô bao gồm khoảng 10 tỉnh, thành phố, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ấn tượng. Riêng trong quý 1/2025, khu vực này ghi nhận mức tăng trưởng hơn 9,4%, cao hơn trung bình cả nước.
Bức tranh phát triển này sẽ còn nhiều dư địa để bứt phá khi Vùng Thủ đô chính thức thực hiện tái cấu trúc theo Nghị quyết 60/NQ-TW, ban hành ngày 12/4/2025. Sau sáp nhập, Vùng Thủ đô mới sẽ gồm 7 tỉnh, thành phố có quy mô lớn hơn và vị thế chiến lược hơn, bao gồm Hà Nội, Hưng Yên (sáp nhập với Thái Bình), Ninh Bình (gồm Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định), Phú Thọ (gồm cả Vĩnh Phúc và Hòa Bình), Bắc Ninh (sáp nhập Bắc Giang), Thái Nguyên (sáp nhập Bắc Kạn) và Quảng Ninh. Trong số này, Hà Nội vẫn là địa phương có dân số đông nhất với khoảng 8,7 triệu người, trong khi Phú Thọ (gồm Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình) trở thành địa phương có diện tích lớn nhất toàn vùng.
Ông cho rằng nếu Vùng Thủ đô hình thành được các “cực tăng trưởng” hiệu quả, đây sẽ là một trong những động lực phát triển quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia trong giai đoạn tới.
Không chỉ có lợi thế địa lý và quy mô dân số, Vùng Thủ đô còn được vận hành tốt bởi một loạt cơ chế, chính sách đặc biệt đã và đang được ban hành, tạo nền tảng pháp lý và tài chính vững chắc để tăng tốc phát triển. Trong đó, nổi bật là Nghị quyết 115/2020/QH14 cho phép TP. Hà Nội giữ lại 100% nhiều khoản thu, 50% tiền sử dụng đất, nâng giới hạn vay nợ đến 90% số thu ngân sách, tạm ứng 50% Quỹ dự trữ tài chính và tăng cường thẩm quyền trong công tác quy hoạch.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 đã xác định Vùng Thủ đô là một trong những cực tăng trưởng quốc gia trong quy hoạch đô thị – nông thôn giai đoạn 2021–2030.
Tiếp đó, Quyết định 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, định vị Hà Nội là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa tiêu biểu của cả nước và là đô thị kết nối toàn cầu. Đặc biệt, Nghị quyết 188/2025/QH15 về thí điểm cơ chế đặc thù cho phát triển đường sắt đô thị đã tạo điều kiện huy động vốn hiệu quả hơn cho các tuyến metro theo mô hình TOD (Transit-Oriented Development), trong khi Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ đầu năm nay cũng góp phần củng cố hành lang pháp lý cho sự phát triển lâu dài của vùng trung tâm này.
Không chỉ về chính sách, Vùng Thủ đô còn sở hữu hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm đang và sẽ triển khai. Trong đó có thể kể đến dự án Vành đai 4 có tổng mức đầu tư khoảng 95.000 tỷ đồng, hiện đang được triển khai qua 4 tỉnh, thành phố; dự án Vành đai 5 dài tới 272 km, với vốn dự kiến khoảng 86.000 tỷ đồng; tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có vốn đầu tư lên tới 203.000 tỷ đồng; sân bay Gia Bình – một dự án trọng điểm đang được đề xuất phát triển thành sân bay quốc tế với diện tích 363,5 ha, triển khai theo hai giai đoạn. Đặc biệt, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng chiều dài hơn 1.500 km, tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 1,7 triệu tỷ đồng sẽ là "cuộc chơi" tầm quốc gia mà Vùng Thủ đô chắc chắn giữ vai trò trung tâm.
Chìa khoá tăng trưởng
Trong bối cảnh toàn vùng được tái cấu trúc để mạnh hơn, giàu tiềm năng hơn, TS. Cấn Văn Lực cho rằng một trụ cột không thể thiếu để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng là khu vực kinh tế tư nhân. Ông nhấn mạnh, cần xác lập rõ ràng rằng kinh tế tư nhân là động lực quan trọng bậc nhất của nền kinh tế.
Để làm được điều đó, phải xóa bỏ hoàn toàn những định kiến và rào cản vô hình, tạo ra môi trường đầu tư – kinh doanh thực sự bình đẳng, minh bạch và an toàn. Quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng giữa khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác cần được bảo vệ đầy đủ, đi đôi với việc Nhà nước phát huy vai trò kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp vì lợi ích chung của quốc gia, môi trường và an sinh xã hội.
Để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển thực chất và bền vững, TS. Lực đề xuất tám nhóm giải pháp trọng tâm. Trước hết là đổi mới tư duy, nhận thức và hành động, khơi dậy khát vọng dân tộc và niềm tin vào doanh nhân Việt. Cùng với đó là cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và bảo đảm thực thi hợp đồng trong kinh tế tư nhân. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo điều kiện tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và FDI; hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh; phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu; đồng thời đề cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội để doanh nhân ngày càng tham gia sâu vào công cuộc quản trị và phát triển đất nước.
TS. Cấn Văn Lực khẳng định rằng sự hội tụ giữa thể chế đặc thù, hạ tầng hiện đại và khu vực tư nhân năng động chính là nền tảng vững chắc để Vùng Thủ đô sau sáp nhập trở thành “cỗ máy tăng trưởng mới” không chỉ của miền Bắc mà còn của cả nước trong giai đoạn phát triển mới.
-
Vùng Thủ đô – Hạt nhân của kỷ nguyên tăng trưởng mới
Trong giai đoạn Việt Nam bước vào một chu kỳ phát triển mới với mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số sau năm 2026, Vùng Thủ đô – với hạt nhân là Hà Nội và các tỉnh vệ tinh – đang nổi lên như trung tâm năng lượng phát triển quốc gia. Từ “cực hút” đầu tư bất động sản đến hạt nhân lan tỏa hạ tầng và công nghệ, vùng đô thị rộng lớn này đang viết lại bản đồ tăng trưởng của miền Bắc.
-
Đường vành đai 5 vùng Thủ đô qua Hải Dương mở rộng không gian phát triển
Là trục giao thông trọng điểm quốc gia, vành đai 5 vùng Thủ đô qua Hải Dương có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối, mở rộng không gian phát triển vùng.
-
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đang được đẩy nhanh tại quận Hà Đông, với hơn 66,7ha đất đã có phương án bồi thường, hỗ trợ cho 1.665 tổ chức và hộ gia đình, đạt tỷ lệ giải phóng mặt bằng 97,6% – một con số ấn tượng trong bối cảnh nhiều nơi vẫn “vướng” đất đai.

![DỰ ÁN X3 AQUA COMPLEX - [CĐT] PKD: 0922.1567.68](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2022/11/04/dat-nen-dat-o-dat-tho-cu-dien-ban-quang-nam-1667537203-nhadat.cafeland.vn.jpg)

![Dự án X3 Aqua Complex Hội An - Giỏ hàng CĐT[PKD: 0922.1567.68]](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2022/11/01/dat-nen-dat-o-dat-tho-cu-dien-ban-quang-nam-1667279187-nhadat.cafeland.vn.jpg)

![X3 Aqua Complex Hội An [Giỏ hàng CĐT bán đợt 1] PKD: 0922.1567.68](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2022/10/31/ban-nha-biet-thu-lien-ke-dien-ban-quang-nam-1667198356-nhadat.cafeland.vn.jpg)

-
Vùng Thủ đô – Hạt nhân của kỷ nguyên tăng trưởng mới
Trong giai đoạn Việt Nam bước vào một chu kỳ phát triển mới với mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số sau năm 2026, Vùng Thủ đô – với hạt nhân là Hà Nội và các tỉnh vệ tinh – đang nổi lên như trung tâm năng lượng phát triển quốc gia. Từ “cực hút” đầu t...
-
Giá thuê đất nông nghiệp công ích tại một huyện Hà Nội tăng vọt gấp 15 lần sau đấu giá
Một phiên đấu giá đất nông nghiệp vừa diễn ra tại huyện Quốc Oai, Hà Nội đã khiến giới đầu tư bất ngờ khi mức giá trúng đấu giá cao nhất lên tới 7.605 đồng/m2/năm, gấp hơn 15 lần mức giá khởi điểm chỉ 485 đồng/m2/năm. Đây là một trong những kết quả đ...
-
Hà Nội yêu cầu rà soát quỹ đất phục vụ tuyến đường nối sân bay Gia Bình
Sở Xây dựng Hà Nội vừa phát đi văn bản hỏa tốc, yêu cầu các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn khẩn trương hoàn thiện báo cáo rà soát quỹ đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô....