Ảnh minh hoạ
“Trái tim của trung tâm”
Không còn chỉ là một phạm trù địa lý – hành chính, “Vùng Thủ đô” đang được tái định vị như một không gian kinh tế - công nghệ - đô thị chiến lược. Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, đây không đơn thuần là vùng phụ cận Hà Nội, mà chính là "trung tâm của trung tâm".
“Vùng Thủ đô phải là trái tim của không gian phát triển quốc gia, trung tâm của trung tâm, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lan tỏa năng lực đổi mới, sáng tạo và dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam bước sang một kỷ nguyên tăng trưởng mới”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Chuyên gia này nhận định, nếu muốn GDP cả nước tăng trưởng 8% vào năm 2025 và trên 10% từ 2026, thì cần có những vùng đầu tàu đủ mạnh. Và vùng Hà Nội, với nền tảng hạ tầng, dân số, trình độ dân trí, cơ sở công nghiệp chính là “ứng cử viên số 1” cho vai trò động lực đó.
Hà Nội và vành đai vệ tinh: Tăng trưởng theo mô hình “đa trung tâm”
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), khu vực Vùng Thủ đô hiện đóng góp khoảng 12,5% GDP cả nước, riêng Hà Nội đạt quy mô GRDP trên 1,43 triệu tỷ đồng năm 2024 – đứng thứ hai cả nước sau TP.HCM.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nằm ở chỗ: sự phát triển không còn chỉ tập trung vào Hà Nội, mà đang mở rộng theo mô hình đa trung tâm – với các cực tăng trưởng mạnh mẽ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc...
PGS.TS Trần Đình Thiên phân tích: “Trước đây, Hà Nội phát triển theo kiểu “ngôi sao một điểm”, giờ phải tính toán đến đô thị vùng, và cụ thể là vùng Thủ đô. Cần những trung tâm công nghệ, tài chính, hậu cần... ở vành đai ngoài để chia sẻ áp lực dân cư và phát triển đồng đều hơn cho toàn khu vực”.
Thực tế cho thấy, các tỉnh vệ tinh đang phát triển mạnh mô hình đô thị - công nghiệp - logistics. Bắc Giang, Bắc Ninh nổi lên như thủ phủ công nghiệp công nghệ cao; Hưng Yên tăng tốc với hàng loạt khu đô thị quy mô lớn; Vĩnh Phúc trở thành “hậu phương” cung ứng lao động, dịch vụ cho chuỗi cung ứng phía Bắc.
Đòn bẩy hạ tầng và sự hình thành thị trường liên vùng
Một điểm sáng lớn của vùng Thủ đô là tốc độ phát triển hạ tầng – với định hướng “vành đai – xuyên tâm” kết nối Hà Nội với các đô thị vệ tinh và các cực phát triển công nghiệp.
“Việc kết nối không chỉ dừng ở giao thông mà còn phải là kết nối hạ tầng dữ liệu, năng lượng, logistics, giáo dục – y tế chất lượng cao. Như vậy, người dân, doanh nghiệp không cần “sống trong lõi” mới có được dịch vụ tốt. Đó là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững và mở rộng không gian sống ra vùng”, Chủ tịch VARS nhận định.
Về thị trường, VARS cho biết khu vực Vùng Thủ đô đang dẫn đầu cả nước về nguồn cung và thanh khoản bất động sản. Năm 2024, khu vực này chiếm 60% nguồn cung nhà ở mở bán mới và 68% tổng lượng giao dịch trên toàn quốc. Đặc biệt, tỷ trọng các sản phẩm tại vùng ven như Mê Linh, Đông Anh (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Yên Phong (Bắc Ninh)... tăng đáng kể.
Kỷ nguyên phát triển mới: Không gian không còn chỉ là… mặt đất
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng trong bối cảnh quỹ đất vùng lõi ngày càng cạn kiệt, chi phí đầu tư tăng cao, thì việc phát triển không gian đô thị không thể chỉ bám mặt đất.
“Chúng ta phải mở rộng không gian phát triển – không gian ngầm, không gian trên cao, không gian biển, không gian số. Thậm chí là cả không gian vũ trụ nếu đi theo công nghệ cao. Phát triển Vùng Thủ đô là lúc để thực hiện bước nhảy tư duy này”, PGS.TS Trần Đình Thiên gợi mở.
Cùng với đó, sự bùng nổ của công nghệ, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo cũng mở ra một “vùng thủ đô ảo” – nơi các doanh nghiệp công nghệ, tài chính số có thể hoạt động mà không cần hiện diện vật lý tại trung tâm.
Có thể nói, từ một trung tâm hành chính – chính trị truyền thống, vùng Thủ đô đang từng bước trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo, một “cực tăng trưởng toàn diện” với mô hình đa trung tâm, kết nối cao và dư địa phát triển vượt trội.
-
Đường vành đai 5 vùng Thủ đô qua Hải Dương mở rộng không gian phát triển
Là trục giao thông trọng điểm quốc gia, vành đai 5 vùng Thủ đô qua Hải Dương có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối, mở rộng không gian phát triển vùng.
-
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đang được đẩy nhanh tại quận Hà Đông, với hơn 66,7ha đất đã có phương án bồi thường, hỗ trợ cho 1.665 tổ chức và hộ gia đình, đạt tỷ lệ giải phóng mặt bằng 97,6% – một con số ấn tượng trong bối cảnh nhiều nơi vẫn “vướng” đất đai.
-
Dự án vành đai 4 Vùng Thủ đô giảm gần 3.000 tỷ đồng vốn đầu tư
Sau khi soát xét, tổng vốn đầu tư dự án thành phần 3 thuộc tuyến Vành đai 4 Vùng Thủ đô giảm hơn 2.991 tỷ đồng so với phương án được phê duyệt trước đó.






-
Ninh Bình hút hơn 57.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong 6 tháng
Sau sáp nhập ba tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới, vùng đất Ninh Bình đã nhanh chóng thể hiện sức bật vượt trội trên bản đồ đầu tư quốc gia.
-
Phú Thọ mời đầu tư 3 dự án hơn 3.400 tỷ đồng
Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành một tỉnh mới mang tên Phú Thọ, địa phương này đã nhanh chóng phát đi thông điệp mạnh mẽ về định hướng phát triển tương lai bằng việc công bố mời gọi đầu tư cho 3 dự án bất động sản có tổng ...
-
Giá nhà TP.HCM lập đỉnh, nửa tỷ đồng mỗi m2 căn hộ
Mới đây, một doanh nghiệp bất động sản công bố mức giá rumor (giá bán dự kiến) cho các căn hộ hạng sang tại một dự án ngay vùng lõi trung tâm TP.HCM với mức khoảng 450 triệu đồng/m2.