KĐT mới Kim Chung – Di Trạch được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao cho Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư từ năm 2006. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng dự án, tỷ lệ 1/500, giao khoảng 138ha đất cho Vietracimex thực hiện.
Cuối năm 2008, dự án được khởi công với mức đầu tư giai đoạn 1 lên đến 1.000 tỉ đồng cho các hạng mục biệt thự, nhà liền kề và hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, từ đó đến năm 2016, dự án mới xây thô được khoảng 7 – 8 dãy biệt thự và nhà liền kề, phần lớn diện tích vẫn bỏ không, cỏ mọc um tùm, chưa hề có bất cứ tiện ích hạ tầng nào được xây dựng, nhiều đoạn đường nội bộ còn lởm chởm đất đá.
Đến tháng 6/2016, UBND TP. Hà Nội có quyết định số 3367/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Theo đó, khu vực lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết KĐT mới Kim Chung - Di Trạch, tỷ lệ 1/500 có diện tích khoảng 146ha, trong đó diện tích KĐT đã được phê duyệt khoảng 139 ha, với quy mô dân số khoảng 23.500 người.
Thời gian hoàn thành đồ án không quá 6 tháng kể từ khi nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt, không kể thời gian thẩm định và phê duyệt.
Hiện tại, theo khảo sát của CafeLand, dự án vẫn trong tình trạng “vườn không nhà trống”, các dãy biệt thự thô vẫn lạnh lẽo chôn vùi trong cỏ.
Còn nhớ ở thời điểm bắt đầu triển khai, KĐT mới Kim Chung – Di Trạch từng được giới kinh doanh địa ốc kỳ vọng sẽ là một khu đô thị tầm cỡ, mang đến làn gió mới cho thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội. Các hạng mục đầu tư của dự án bao gồm biệt thự, nhà liền kề, nhà hát, căn hộ cho thuê, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại… dựa trên tiêu chí chất lượng cao, tiện nghi, hiện đại, thân thiện môi trường. Ở thời kỳ hoàng kim, giá đất nền tại dự án này có giá từ 50 – 70 triệu đồng/m2, có lúc đỉnh cao đạt 80 – 100 triệu đồng/m2.
Theo tìm hiểu, bên cạnh KĐT Kim Chung – Di Trạch, Vietracimex cũng đã từng đầu tư nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM như Tổ hợp khu nhà ở liền kề kết hợp xây dựng các công trình công cộng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) có quy mô 1,28ha; dự án Hinode City tại 201 Minh Khai (Hà Nội) 2,8ha; dự án Phạm Hùng, Hà Nội có tổng mức đầu tư 944 tỉ đồng; khu tái định cư và công viên cây xanh thể dục thể thao (phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM); dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Nam Thăng Long (Bình Chánh, TP.HCM).
Theo điểm i, khoản 1, điều 64 Luật Đất đai 2013, đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng thì bị thu hồi. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng. |
-
Khu đô thị Lideco giờ vẫn “xanh cỏ”
CafeLand - Khởi công từ năm 2007 và hoàn thiện vào năm 2013, thế nhưngkhu đô thị Lideco đến nay vẫn chỉ là một màu xanh của cỏ. Trong dự án có vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỉ đồng ấy, những mảng tường xám của những căn biệt thự đắt tiền chưa kịp có người ở đã vội rêu mốc.
-
Công viên hơn 3.400 tỷ đồng tại Thủ đô chính thức đưa vào hoạt động sau 7 năm bỏ hoang
Sau nhiều năm bi bỏ hoàng, chủ đầu tư đã bàn giao tạm thời cho UBND quận Nam Từ Liêm các hạng mục thuộc dự án xây dựng công viên hồ Phùng Khoang để chính thức đưa vào hoạt động trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025....
-
Loạt dự án “đắp chiếu” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai vào tầm ngắm thu hồi?
Thời gian tới, UBND TP. Hà Nội sẽ chỉ đạo các Sở, ngành rà soát, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các dự án “treo” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai. Trường hợp nhà đầu tư không đủ năng lực, báo cáo UBND thành phố xem xét thu hồi t...
-
Vì sao dự án tái định cư bị "chê"?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3.11, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu vấn đề, nhiều dự án nhà ở tái định cư được hình thành nhưng đến nay bị bỏ hoang, không còn nhu cầu sử dụng. Hầu hết các dự án này hình thành trước khi có Luật Nhà ở năm 201...