Theo báo cáo của Designbuild-Network, ngành xây dựng & bất động sản khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chứng kiến hoạt động giao dịch giảm 6,15% trong tháng 3 khi so sánh với mức trung bình trong 12 tháng qua.
Theo dữ liệu thu thập bởi GlobalData, giao dịch có giá trị lớn nhất được thực hiện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tháng qua là việc Cơ quan đầu tư Qatar (Qatar Investment Authority) mua lại PR1MAMalaysia (PR1MA) với giá 1,92 tỷ USD.
Đã có tổng cộng 61 giao dịch trong ngành xây dựng & bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đạt tổng giá trị 5,8 tỷ USD được công bố chính thức hoàn thành trong tháng 3. Con số này nhỏ hơn đôi chút so với mức trung bình 65 giao dịch mỗi tháng trong 12 tháng qua.
Trong tất cả loại hình giao dịch, mua bán và sáp nhập (M&A) là loại hình được thực hiện nhiều nhất trong tháng qua với tổng cộng 46 giao dịch thành công, chiếm 75,4% thị phần trong khu vực.
Ở vị trí thứ 2 là đầu tư mạo hiểm với 10giao dịch, tiếp theo là giao dịch cổ phần tư nhân với 5 giao dịch, lần lượt chiếm 16,4% và 8,2% thị phần trong tổng hoạt động giao dịch trong tháng 3.
Xét về giá trị của các thương vụ giao dịch, M&A tiếp tục là hạng mục dẫn đầu trong ngành xây dựng & bất động sản của châu Á - Thái Bình Dương với tổng giá trị 3,04 tỷ USD, trong khi các giao dịch đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân có tổng giá trị tương ứng là 2,72 tỷ USD và 45,14 triệu USD.
Các giao dịch trong ngành xây dựng & bất động sản khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 3 có phần không nổi bật như những tháng trước đó.
Tổng giá trị 5 giao dịch xây dựng & bất động sản hàng đầu chiếm tới 83,02% tổng giá trị tất cả giao dịch trong khu vực vào tháng 3. Cụ thể, tổng giá trị của 5 giao dịch xây dựng & bất động sản hàng đầu đạt mức 4,82 tỷ USD, so với tổng giá trị toàn bộ giao dịch được thực hiện trong tháng là 5,8 tỷ USD.
Dưới đây là danh sách cụ thể 5 giao dịch lớn nhất ngành xây dựng & bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tháng 3, theo dữ liệu từ GlobalData:
1) Cơ quan đầu tư Qatar đạt thỏa thuận cổ phần tư nhân mua lại PR1MAMalaysia (PR1MA) với giá 1,92 tỷ USD.
2) Zhejiang Fosun Commercial Development mua lại Shanghai Fosun Bund với giá 996,67 triệu USD
3) Hillhouse Investment và Warburg Pincus đạt thỏa thuận cổ phần tư nhân trị giá 800 triệu USD với JD Property
4) Thương vụ mua lại 30% cổ phần tại Zinus của Hyundai Department Store trị giá 734,8 triệu USD
5) Aware Super mua lại 25% cổ phần của Lendlease Retirement Living Trust với giá 368,21 triệu USD
-
Sự đổi mới trở thành yếu tố quan trọng định hình tương lai ngành bất động sản và xây dựng
Trong thập kỷ qua, đổi mới công nghệ là động lực chính dẫn đến sự thành công của một số lĩnh vực, bao gồm ngân hàng, giải trí, vận tải và thương mại điện tử. Bất động sản và xây dựng dù áp dụng muộn hơn, nhưng cũng đang dần tăng tốc đổi mới công nghệ.
-
Thị trường nhà ở tăng trưởng nóng của Trung Quốc chỉ còn là “dĩ vãng”
Niềm tin của nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc dường như đang được cải thiện, khi khối lượng và giá giao dịch trái phiếu bất động sản đang tăng trong những tuần gần đây, một phần được thúc đẩy bởi lời hứa của chính phủ.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.