Theo dữ liệu từ Designbuild-Network, khối lượng giao dịch bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tháng 2 đã giảm gần 28% so với mức trung bình 12 tháng qua.
Cụ thể, giao dịch giá trị lớn nhất được thực hiện trong tháng qua là việc HOCHTIEF Australia mua lại 21,4% cổ phần của CIMIC Group với giá hơn 1 tỷ USD, theo các cơ sở dữ liệu được thu thập bởi Global Data.
Tổng cộng đã có 47 giao dịch trong ngành xây dựng & bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương trị giá 4,1 tỷ USD được công bố vào tháng 2 vừa qua. Con số này thấp hơn so với mức trung bình trong 12 tháng qua (65 giao dịch/tháng).
Trong tất cả hình thức giao dịch, mua bán & sáp nhập (M&A) là hình thức được diễn ra nhiều nhất vào tháng 2 với 34 giao dịch, chiếm 72,3% thị phần trong khu vực.
Ở vị trí thứ hai là đầu tư mạo hiểm với 8 giao dịch, tiếp theo là giao dịch cổ phần tư nhân với 5 giao dịch, lần lượt chiếm 17,02% và 10,6% thị phần trong tổng hoạt động giao dịch trong tháng.
Xét về giá trị của các thương vụ, M&A là hạng mục hàng đầu trong ngành xây dựng & bất động sản của châu Á - Thái Bình Dương với tổng giá trị các thương vụ đạt 2,56 tỷ USD, trong khi các giao dịch đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân có tổng giá trị tương ứng là 1,55 tỷ USD và 38,58 triệu USD.
Bên cạnh đó, Global Data cũng đã thống kê những giao dịch có giá trị lớn nhất được thực hiện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tháng qua. Cụ thể, 5 giao dịch xây dựng & bất động sản hàng đầu chiếm 89,1% tổng giá trị giao dịch của cả khu vực trong tháng 2 (3,69 tỷ USD/4,1 tỷ USD).
Dưới đây là danh sách chi tiết 5 giao dịch có giá trị lớn nhất được thực hiện trong khu vực vào tháng 2, theo dữ liệu từ Global Data:
1) HOCHTIEF Australia đạt thỏa thuận mua lại trị giá hơn 1 tỷ USD cho 21,4% cổ phần của CIMIC Group
2) Tập đoàn Carrier Global mua lại 55% cổ phần của Toshiba Carrier với giá 868 triệu USD
3) Công ty đầu tư Imm Investment đạt thỏa thuận cổ phần tư nhân trị giá 830 triệu USD với SK Ecoplant
4) Quỹ EQT Infrastructure V đạt thỏa thuận vốn cổ phần tư nhân trị giá 711,53 triệu USD với Stockland
5) Công ty Hainan Sanya Jinshu Enterprise Management đạt thỏa thuận mua lại trị giá 271,46 triệu USD với công ty bất động sản Hengyu Lianxiang Investment Development có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc
-
Ngành bất động sản, nền tảng cho mục tiêu trở thành nền kinh tế số một thế giới của Trung Quốc
Trung Quốc đang sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Lần đầu tiên trong lịch sử, đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ TRT World báo cáo rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc đã vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2021.
-
Thị trường môi giới bất động sản toàn cầu đạt quy mô gần 1.350 tỷ USD vào năm 2022
Sự phục hồi của các công ty môi giới và đại lý bất động sản sau đại dịch có thể thúc đẩy tăng trưởng kép của toàn ngành lên tới 10% vào năm 2022.
-
Trung Quốc nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngành bất động sản
Động lực tăng trưởng của Trung Quốc yếu hơn nhiều khi chính phủ nỗ lực kiềm chế lĩnh vực bất động sản.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.