Theo các chuyên gia phân tích của JLL, tại hầu hết các thành phố trên khắp khu vực châu Á, nhu cầu và công suất sử dụng của các tòa nhà văn phòng hạng A hiện đại đã vượt trội so với thị trường những năm trước đây do đại dịch đã nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về chất lượng, sức khỏe và an toàn cũng như tính bền vững. Các chuyên gia JLL kỳ vọng sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ trong các chiến lược phát triển giá trị để tái sử dụng hoặc tân trang, cải tạo thêm các văn phòng cũ.
Trong khoảng 5 năm gần đây, nhận thức về các vấn đề liên quan đến bền vững đã tăng lên, nhưng thực tế có rất ít công ty ở châu Á đưa ra hành động thiết thực. Vào năm 2021, JLL nhận thấy rằng chỉ có 20% chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà đầu tư đã áp dụng các mục tiêu giảm khí thải carbon ròng bằng 0 và cam kết hành động trong một thập kỷ tới để đạt được mục tiêu này vào năm 2030.
Dù vậy, điều này đã có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn cuối năm trước và đầu năm nay khi ngày càng nhiều nhà đầu tư đã chủ động thay đổi tiêu chí của họ để đón đầu dòng vốn tăng theo hướng chiến lược giảm phát thải carbon, phát triển các quy định của chính phủ và quan trọng là thay đổi sở thích của người thuê.
Những chuyên gia JLL kỳ vọng việc số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực châu Á Thái Bình Dương thông qua mục tiêu không phát thải carbon và đồng ý các điều khoản phát triển môi trường xanh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Đa số người thuê nhà và nhà đầu tư đồng ý rằng nhân viên trong tương lai sẽ yêu cầu nơi làm việc sạch sẽ, trong lành và bền vững hơn.
Mức dự đoán về tỷ lệ lạm phát đã tăng lên khi các nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi đại dịch. Các chuyên gia kinh tế tại JLL kỳ vọng mức lạm phát hàng hóa và những thách thức từ phía nguồn cung sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng rủi ro tăng giá dài hạn đối với lạm phát có thể đến từ dịch vụ và tiền lương.
Đối với hầu hết nền kinh tế ở châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ tăng vào năm 2022 và dao động trong khoảng 1,5% - 2,5%. Con số này cao hơn tương đối so với mức dao động 0,5% - 2% vào năm 2017.
Bên cạnh đó, JLL cũng kỳ vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư xem xét các tài sản có thể được hưởng lợi từ lạm phát, đặc biệt là để tự bảo vệ mình khỏi tác động của việc tăng lãi suất dự kiến.
Một số tài sản có thể kể đến bao gồm cửa hàng bán lẻ, khách sạn, chung cư – nhà đất và văn phòng nơi giá thuê gắn liền với giá tiêu dùng hoặc chỉ số lạm phát. Các tài sản có thời hạn thuê ngắn hơn cũng được ưa chuộng vì nó mang lại cho chủ đầu tư cơ hội kiếm lời nhiều hơn từ việc tăng giá thuê.
-
Chu kỳ đi xuống của thị trường văn phòng và bán lẻ sắp chấm dứt
Theo công ty dịch vụ bất động sản CBRE, thị trường bất động sản của châu Á – Thái Bình Dương năm 2021 có thể đạt mức cao kỷ lục trên thị trường đầu tư, với tính thanh khoản cao giúp lượng giao dịch tăng từ 5% đến 10%.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.