Đối với Anna Li, năm nay là năm tồi tệ nhất mà cô có thể nhớ được khi tìm việc ở Trung Quốc - thậm chí còn khó hơn cả thời kỳ đại dịch Covid-19. “Tôi đã xin việc được nửa năm rồi. Tôi thực sự kiệt sức, nhưng vẫn chưa nhận được lời mời nào”, cô sinh viên 25 tuổi cho biết, đồng thời nói thêm rằng ngay cả khi cô có được một vị trí, mức lương cho các công việc văn phòng thường không đủ sống.
Khoảng 5 năm trước, nền kinh tế Trung Quốc phát triển đủ nhanh để nhiều sinh viên tốt nghiệp có thể kiếm được việc làm tốt. Bây giờ, điều này đã không còn vì sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc diễn ra không đồng nhất.
Dữ liệu gần đây cho thấy, sản xuất công nghiệp và lợi nhuận, doanh số bán bất động sản và tăng trưởng tín dụng đều không đạt được mức ngang với dự đoán của các nhà phân tích trong tháng 4 và đầu tháng 5, làm mất niềm tin vào triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.
Động lực chậm lại đã khiến thị trường bị sứt mẻ, với giá hàng hóa như đồng và quặng sắt giảm, chứng khoán giảm và đồng nhân dân tệ cũng suy yếu hơn. Chi tiêu của người tiêu dùng, ban đầu tăng vọt sau khi các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 được nới lỏng vào đầu năm, cũng đã giảm do triển vọng kinh tế ảm đạm.
Hui Shan, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại Goldman Sachs cho biết: “Sự tự tin là một vấn đề lớn. Đối với người tiêu dùng, họ đang có những cái nhìn đầy lo ngại về tương lai”.
Những điều này xảy ra chỉ vài tháng sau khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc áp dụng các biện pháp với hy vọng củng cố niềm tin kinh doanh để khởi động lại cỗ máy kinh tế của đất nước sau 3 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Các nhà hoạch định cũng công bố một dự báo tăng trưởng thận trọng sau những gì ghi nhận được trong năm ngoái, khi nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Năm 2023 bắt đầu trên một con đường mạnh mẽ hơn, với tổng sản phẩm quốc nội tăng 4,5% trong 3 tháng đầu năm nhờ xuất khẩu và doanh số bán lẻ bùng nổ.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, triển vọng đã suy yếu, đặc biệt là trên thị trường bất động sản. Công ty nghiên cứu Gavekal cho biết doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm đại dịch chưa bùng phát.
Khủng hoảng bất động sản đã lan sang sản xuất công nghiệp, vốn đã giảm trong tháng 4 so với số liệu điều chỉnh theo mùa năm 2019 do nhu cầu xi măng, thủy tinh và các hàng hóa khác giảm. Tiêu dùng hộ gia đình, một trong những động lực chính của sự phục hồi, cũng mất điểm.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên ở giới trẻ
Đà giảm sút của nền kinh tế đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng lên, đạt mức kỷ lục 20,4% vào tháng trước. Tuy nhiên, trong khi tình trạng thất nghiệp của thanh niên trở thành dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, thì bức tranh trên thị trường lao động rộng lớn lại mang nhiều sắc thái hơn, các nhà kinh tế cho biết.
Theo Citi, tỷ lệ thất nghiệp toàn phần đã giảm xuống 5,2% trong tháng 4, với số lượng việc làm của những người lao động nhập cư, những người làm nhân viên cho các nhà máy của Trung Quốc, tăng 3,1%.
Một số nhà phân tích cho biết, với việc thị trường việc làm nói chung được củng cố, vẫn có hy vọng rằng ngành tiêu dùng và bất động sản sẽ ổn định trong những tháng tới.
Đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, câu hỏi đặt ra là liệu tình trạng trì trệ gần đây có phải là một “trục trặc” hay chính phủ sẽ cần can thiệp với nhiều hỗ trợ hơn, Robin Xing, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại Morgan Stanley, cho biết.
Xing cho biết các quan chức sẽ chờ theo dõi hoạt động của nhà máy trong hai tháng tới trước khi đưa ra quyết định. Các biện pháp kích thích có thể được đưa ra dưới hình thức trợ cấp có mục tiêu cho việc mua phương tiện, nới lỏng các hạn chế đối với việc mua tài sản và tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Dù định hướng chính sách là gì, đối với giới trẻ Trung Quốc, năm 2023 dường như vẫn là một năm ảm đạm. Các nhà phân tích cho biết những thay đổi trong các ưu tiên của chính phủ, chẳng hạn như chuyển hướng sang sản xuất phần cứng điện tử và kỹ thuật, tránh xa các nền tảng tài chính và internet, đã làm thay đổi thị trường lao động và khiến nhiều sinh viên thất nghiệp.
-
Người Trung Quốc vung tiền mua nhà khắp thế giới
Người Trung Quốc đang sở hữu 54% số nhà của người nước ngoài tại Hàn Quốc. Theo các báo cáo, hàng tỷ đô la từ Trung Quốc đã ồ ạt chảy vào các thị trường bất động sản Singapore, Thái Lan, Malaysia, Canada và Úc sau khi đất nước tỷ dân chấm dứt chính sách zero-Covid.
-
Hai nhà sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng và pin của Trung Quốc đang cân nhắc các khoản đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD vào Việt Nam, nguồn tin từ Reuters cho biết.
-
Theo các giám đốc điều hành của BW Industrial, CPP Investments và Frasers, các nhà sản xuất đang nhanh chóng áp dụng chiến lược “Trung Quốc +1” để đa dạng hóa các địa điểm sản xuất và giảm rủi ro chuỗi cung ứng. Xu hướng này sẽ tạo ra một cú hích lớn cho thị trường bất động sản công nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...