UBND TP.HCM sắp tới sẽ trình lên HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 2 đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp tới cầu Phú Hữu. Đây là 1 trong số 2 dự án khép kín đường Vành Đai 2 được Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất cuối năm 2022 cùng với đoạn từ Xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng.
Các đoạn tuyến chưa khép kín thuộc đường Vành đai 2 - TP.HCM
Hiện, đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp đang được UBND TP.HCM lấy ý kiến các sở ngành liên quan để đề xuất xây dựng với quy mô 6 làn xe, bề rộng khoảng 67m. Dự kiến mức đầu tư dự án khoảng 9.852 tỉ đồng. Ghi nhận thực tế, khu vực đầu tuyến tại cầu Phú Hữu chủ yếu là đất trống, chưa khai phá, nhiều cây xanh bao phủ và ít công trình dân sinh.
Khu vực cận kề với khu công nghệ cao TP.HCM, nơi được nhiều công ty công nghệ lớn trong và ngoài nước lựa chọn làm vị trí đặt nhà máy, nhà xưởng.
Khu vực dốc cầu Phú Hữu và đường D15 (Khu Công nghệ cao) theo kế hoạch sẽ xây dựng nối với luồng giao thông đường Võ Chí Công hướng về ngã tư Bình Thái.
Tại đây đã hình thành phần đầu tuyến Vành đai tương ứng 2 đường song song hướng về phía ngã tư Bình Thái.
Phần đất trống ở giữa 2 tuyến song hành chưa triển khai trong thời gian đầu mà dự trữ để sau này xây dựng, khi nhu cầu đi lại tăng lên.
Theo kế hoạch, tuyến đường sẽ đi qua, giao cắt 2 tuyến đường Dương Đình Hội và Tăng Nhơn Phú của TP.Thủ Đức trước khi đến với điểm cuối tại Ngã tư Bình Thái. Hiện khu vực có mật độ dân cư khá đông đúc, trong đó chủ yếu là các căn nhà xây tạm.
Được biết, dự án có nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 47,66ha. Sơ bộ có khoảng 587 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó 524 trường hợp phải bố trí tái định cư.
Điếm cuối tuyến tại Ngã tư Bình Thái sẽ thi công nút giao hoa thị, với cầu vượt băng ngang Xa lộ Hà Nội rồi chui dưới gầm tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Cầu vượt này được thiết kế hai chiều, mỗi chiều 5 làn xe cùng các nhánh rẽ. Đường song hành xa lộ Hà Nội đoạn qua nút giao cũng thiết kế đi dưới bằng hầm chui…
Hướng tuyến dự án đi qua nhiều khu vực đô thị, đông dân cư, đặc biệt tại khu vực cuối tuyến tại ngã tư Bình Thái. Do đó yêu cầu mức chi phí giải phóng mặt bằng lên tới 7.200 tỉ đồng. Chi phí này chiếm tới 75% tổng mức đầu tư dự án trong khi chi phí xây dựng chỉ chiếm tới 20% (tương đương 2.000 tỉ đồng).
Được biết kinh phí giải phóng mặt bằng cũng được địa phương tạm tính dựa trên phạm vi, diện tích đất trong ranh dự án. Sau khi chủ trương được phê duyệt, các bên tiếp tục đo đếm, thống kê chi tiết hơn.
Về tiến trình triển khai, dự án được đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2027. Trong quý 3/2023 sẽ lập và trình chủ trương đầu tư, tiến tới khởi công xây dựng từ quý 2/2025. Dự án dự kiến hoàn thành quý 4/2026 và quyết toán năm 2027.
Cùng với đoạn cầu Phú Hữu – Đường Võ Nguyên Giáp, TP.HCM sẽ triển khai đoạn từ Xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng và hoàn thành đoạn Phạm Văn Đồng – Cầu vượt Gò Dưa còn đang dang dở để khép kín đường Vành đai 2 qua địa bàn TP.Thủ Đức.
Đoạn Phạm Văn Đồng – Cầu vượt Gò Dưa còn đang dang dở
Dự án Vành đai 2 – TP.HCM quy hoạch từ năm 2007 với tổng chiều dài 64km, quy mô 6 - 10 làn xe. Dự án đi qua địa bàn TP.Thủ Đức, quận 2, 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Sau khi hoàn thành, đây sẽ trở thành trục đường quan trọng giúp phân luồng, giảm ùn tắc giao thông ở nội thành cũng như tăng kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, cao tốc...
Sau gần 15 năm triển khai đã hoàn thành 50km, còn lại 14km, chưa thể khép kín. Bên cạnh đoạn Phạm Văn Đồng – Gò Dưa đang trong quá trình thi công, còn 3 đoạn chưa triển khai, trong đó 2 đoạn thuộc địa bàn TP.Thủ Đức và 1 đoạn đia qua địa phận quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Đoạn nối từ quốc lộ 1A đến đường Nguyễn Văn Linh đang được nghiên cứu với chiều dài khoảng 5,3km, quy mô 60m, có tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỉ đồng.
-
Gần 10.000 tỉ đồng đầu tư 3,6km đoạn đường Vành đai 2
Đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (TP. Thủ Đức) có chiều dài 3,6km được đề xuất đầu tư với kinh phí gần 10.000 tỉ đồng, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2025 – 2026.
-
Cận cảnh đoạn Vành đai 2 TP.HCM hơn 2.700 tỉ sắp tái khởi động
Sau nhiều năm đình trệ, dự án Vành đai 2 đoạn từ nút giao Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức) có chiều dài 2,7km, tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng sắp được khởi công trở lại.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).