Việc hợp nhất này là một bước cụ thể trong quá trình tái cấu trúc ngành hàng hải, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực và tổ chức bộ máy hoạt động
Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định hợp nhất một số cảng vụ hàng hải, nhằm tinh gọn tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của ngành hàng hải.
Cụ thể, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM và Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu sẽ được hợp nhất thành Cảng vụ Hàng hải TP.HCM. Đồng thời, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng và Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam sẽ được hợp nhất thành Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng.
Chính thức hoạt động theo mô hình mới từ 1/8
Các đơn vị mới sau khi hợp nhất sẽ trực thuộc Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới kể từ ngày 1/8 tới đây.
Theo quyết định, Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến việc hợp nhất các cảng vụ nói trên.
Cảng vụ Hàng hải TP.HCM sẽ tiếp nhận và thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý, trách nhiệm pháp lý cũng như các vấn đề liên quan của cả hai cảng vụ TP.HCM và Vũng Tàu sau khi hợp nhất.
Tương tự, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng sẽ tiếp nhận và triển khai đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thuộc Cảng vụ Đà Nẵng và Cảng vụ Quảng Nam.
Bên cạnh đó, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam cũng được giao trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, bảo đảm hoạt động của các đơn vị sau hợp nhất diễn ra thông suốt, đúng quy định của pháp luật. Việc hợp nhất này là một bước cụ thể trong quá trình tái cấu trúc ngành hàng hải, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực và tổ chức bộ máy hoạt động.
-
Bộ Xây dựng vừa chính thức phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Nghệ An thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định số 1051/QĐ-BXD. Đây là bước đi quan trọng nhằm định hình hệ thống hạ tầng cảng biển hiện đại, góp phần đưa Nghệ An trở thành trung tâm logistics và giao thương quốc tế tại Bắc Trung Bộ.
-
Cửa ngõ miền Tây sắp có cảng biển đón tàu 70.000 tấn
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Tiền Giang (cũ) đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đánh dấu bước đi chiến lược để biến địa phương này thành mắt xích quan trọng trong hệ thống logistics khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
-
Toàn cảnh Quy hoạch cảng biển Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được phê duyệt
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Bến Tre bao gồm các khu bến: Giao Long, Hàm Luông, Thạnh Phú, Bình Đại, các bến vệ tinh, bến phao, khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão.
-
Toàn cảnh Quy hoạch cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Đến năm 2030, hệ thống cảng biển Bình Dương bao gồm bến cảng Bình Dương với quy mô gồm 1 bến cảng có cầu cảng dài 131m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, phục vụ lượng hàng hóa thông qua khoảng 4 triệu tấn/năm.






-
Tài xế Grab, Be ở TP.HCM có thể đổi 400.000 xe xăng sang điện ra sao?
Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đề xuất chương trình đổi xe xăng sang xe điện (trade-in program), trong đó nhà sản xuất xe điện sẽ thu mua xe xăng và trợ giá thêm để tài xế mua xe điện.
-
Dĩ An phản hồi vụ cư dân nhà ở xã hội không có điện
UBND phường Dĩ An cho biết trước ngày 14/7 không nhận được phản ánh nào. Sau khi báo chí đưa tin, phường đã liên hệ chủ đầu tư và điện lực để lắp điện kế cho dân.
-
Xây dựng chính sách cấm xe xăng 2 bánh tham gia dịch vụ vận tải
Chiều 17-7, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, chia sẻ thông tin về Đề án chuyển đổi xe 2 bánh từ xe x...