29/06/2025 8:55 AM
Đến năm 2030, hệ thống cảng biển Bình Dương bao gồm bến cảng Bình Dương với quy mô gồm 1 bến cảng có cầu cảng dài 131m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, phục vụ lượng hàng hóa thông qua khoảng 4 triệu tấn/năm.

Giữ nguyên quy mô, tập trung đầu tư chiều sâu

Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, hệ thống cảng biển Bình Dương bao gồm bến cảng Bình Dương với quy mô gồm 1 bến cảng có cầu cảng dài 131m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, phục vụ lượng hàng hóa thông qua khoảng 4 triệu tấn/năm, trong đó hàng container là 0,35 triệu TEU.

Tầm nhìn đến 2050, quy hoạch không mở rộng quy mô về diện tích mà tập trung đầu tư chiều sâu, tức nâng cấp công nghệ, thiết bị và năng lực khai thác để theo kịp tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân khoảng 3,5-3,8%/năm.

Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải, tuyến luồng Đồng Nai từ ngã ba rạch Ông Nhiêu đến hạ lưu cầu Đồng Nai sẽ được duy trì chuẩn tắc kỹ thuật với chiều dài 26,2km, bề rộng 150m và độ sâu đáy -5,7 m - đủ điều kiện cho tàu 5.000 tấn ra vào an toàn.

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 7,3ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics... gắn liền với cảng).

Trong khi đó, tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 4,2ha (đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải).

Một điểm đáng chú ý là trong toàn bộ nội dung quy hoạch, cảng biển Bình Dương không nằm trong nhóm được đầu tư mở rộng quy mô. Điều này đồng nghĩa với việc không có dự án ưu tiên đầu tư mới được xác định trong giai đoạn 2021-2030.

Định hướng kết nối giao thông và khu chức năng

Quy hoạch xác định rõ định hướng kết nối đa phương thức: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ven biển, theo các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt. Việc phát triển các tuyến kết nối này nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành tổng thể và khai thác đồng bộ giữa cảng - khu công nghiệp - chuỗi logistics.

Ngoài ra, quy hoạch cũng bao gồm các khu chức năng như:

- Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải, triển khai theo lộ trình đầu tư phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn.

- Các khu vực tiếp nhận chất nạo vét, sẽ được bố trí theo quy hoạch tỉnh Bình Dương, các quy hoạch có liên quan và các khu vực, địa điểm được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận, công bố.

Giải pháp triển khai

Để đảm bảo hiệu quả thực thi, Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra loạt giải pháp thực hiện theo các nhóm:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư thiết bị bốc dỡ hiện đại, tăng cường hiệu quả khai thác.

Tận dụng tối đa hạ tầng hiện hữu để phục vụ đa dạng loại hàng hóa cho các khu công nghiệp.

Tạo điều kiện cho các đơn vị quản lý nhà nước và dịch vụ hàng hải hoạt động tại cảng.

Nghiên cứu chính sách giá, phí dịch vụ cảng biển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Giải pháp về vốn đầu tư

Đẩy mạnh xã hội hóa, khai thác nguồn lực từ đất đai, mặt nước và thu từ cho thuê hạ tầng.

Tăng vai trò của doanh nghiệp trong đầu tư - bảo trì hạ tầng cảng biển công cộng.

3. Giải pháp về môi trường và công nghệ

Ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, điện hóa phương tiện vận hành cảng.

Hướng tới mô hình “cảng xanh”, “cảng thông minh”, phát triển bền vững.

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nhân sự quản lý, kỹ thuật khai thác cảng biển.

Thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo trong các lĩnh vực liên quan.

5. Giải pháp hợp tác quốc tế

Xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, triển khai thỏa thuận quốc tế về biển, môi trường.

Tận dụng hỗ trợ quốc tế trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

6. Giải pháp về tổ chức và giám sát quy hoạch

Tăng cường phối hợp giữa Cục Hàng hải và các sở ngành địa phương.

Định kỳ tổ chức hội nghị cảng biển, kiểm tra tiến độ và đảm bảo tuân thủ quy hoạch.

Xây dựng bản đồ số hóa hệ thống cảng, cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ quản lý và thống kê.

Về tổ chức thực hiện, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối.

Nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.

UBND tỉnh Bình Dương được giao chỉ đạo việc cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.

Chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Bình Dương theo quy định.

  • Chốt thời gian TP.HCM quản lý Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu

    Chốt thời gian TP.HCM quản lý Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu

    Kể từ ngày 1/7, UBND TP.HCM mới có trách nhiệm kế thừa toàn bộ quyền hạn, trách nhiệm của TP.HCM, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương trước khi sáp nhập, hợp nhất.

  • Phát triển hạ tầng cảng biển: Chú trọng thu hút nguồn vốn tư nhân

    Phát triển hạ tầng cảng biển: Chú trọng thu hút nguồn vốn tư nhân

    Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển thành phố đến năm 2030 khoảng 78.028 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách khoảng 11.950 tỷ đồng; nguồn lực còn lại khoảng 66.078 tỷ đồng được huy động từ các thành phần kinh tế khác, nhất là nguồn vốn tư nhân. Đây là cú hích tạo ra sự “lột xác” đối với hệ thống hạ tầng cảng biển Hải Phòng.

  • TP.HCM sẽ đầu tư hơn 77.000 tỷ đồng tới năm 2030 để phát triển cảng biển

    TP.HCM sẽ đầu tư hơn 77.000 tỷ đồng tới năm 2030 để phát triển cảng biển

    Ngày 14/4, Bộ Xây dựng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực vận tải biển, đảm bảo TP.HCM duy trì vị thế là một trong những trung tâm logistics hàng đầu của khu vực.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu sắp triển khai tuyến đường hơn 2.088 tỉ đồng kết nối cảng biển và Quốc lộ 51

    Bà Rịa - Vũng Tàu sắp triển khai tuyến đường hơn 2.088 tỉ đồng kết nối cảng biển và Quốc lộ 51

    Ngày 14/4, Ban Quản lý Dự án Giao thông khu vực và Chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiến hành các bước điều chỉnh chủ trương đầu tư tuyến đường Tỉnh lộ 991 nối dài. Dự án có vai trò chiến lược trong việc kết nối hệ thống giao thông nội tỉnh với hệ thống cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam.

Thúy Hà
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.