Hệ thống cảng biển Nghệ An sẽ bao gồm các khu bến chủ lực như Nam Cửa Lò, Bắc Cửa Lò, Đông Hồi, Bến Thủy, Cửa Hội.
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Nghệ An sẽ bao gồm các khu bến chủ lực như Nam Cửa Lò, Bắc Cửa Lò, Đông Hồi, Bến Thủy, Cửa Hội, cùng các bến phao, khu chuyển tải và khu neo chờ, tránh, trú bão.
Đến năm 2030, các cảng biển tại Nghệ An dự kiến sẽ thông qua 22,25 – 26,75 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, trong đó hàng container đạt từ 180.000 – 240.000 TEUs. Lượng khách qua cảng cũng ước tính đạt 17.600 – 21.700 lượt/năm.
Về hạ tầng, sẽ có 9 bến cảng với từ 28 đến 31 cầu cảng, tổng chiều dài cầu cảng từ 5.151m đến 5.926m. Quy hoạch cũng xác định rõ phạm vi vùng đất và vùng nước phù hợp với quy mô từng bến cảng, nhằm đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa ngày càng tăng.
Tầm nhìn đến 2050, tốc độ tăng trưởng hàng hóa thông qua cảng được đặt kỳ vọng ở mức 3,6% – 4,5%/năm. Các bến cảng sẽ tiếp tục được mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải, kết nối nội địa và quốc tế.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng yêu cầu Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam phối hợp với các sở ngành địa phương công bố, giám sát thực hiện quy hoạch; quản lý chuyên ngành, đề xuất cập nhật, điều chỉnh quy mô và chức năng bến cảng khi cần thiết; đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ quy hoạch, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về phía địa phương, UBND tỉnh Nghệ An có trách nhiệm cập nhật các quy hoạch cấp tỉnh phù hợp với đồ án này; bố trí quỹ đất phát triển cảng biển, hạ tầng kết nối, khu dịch vụ hậu cần. Chính quyền địa phương cũng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát hoạt động đầu tư, cấp phép xây dựng, nạo vét, nhận chìm chất thải trong vùng nước cảng biển theo đúng quy định pháp luật.
Quy hoạch mới này không chỉ là định hướng chiến lược dài hạn cho hệ thống cảng biển Nghệ An, mà còn mở ra cơ hội bứt phá về hạ tầng logistics, thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển kinh tế biển – lĩnh vực trụ cột trong thời kỳ phát triển mới của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.
-
Cửa ngõ miền Tây sắp có cảng biển đón tàu 70.000 tấn
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Tiền Giang (cũ) đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đánh dấu bước đi chiến lược để biến địa phương này thành mắt xích quan trọng trong hệ thống logistics khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
-
Toàn cảnh Quy hoạch chi tiết cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Huế bao gồm các khu bến: Chân Mây; Thuận An; Phong Điền; các khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão. Đến năm 2030, hàng hóa thông qua đạt từ 13,6 đến 20,3 triệu tấn; hành khách khoảng 285.000 lượt.
-
Có gì trong Quy hoạch chi tiết cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được duyệt?
Theo quy hoạch vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, đến năm 2030, cảng biển Cà Mau có thể đón tàu 150.000 tấn, xử lý tới 3,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, phục vụ trung tâm điện khí LNG và kết nối mạng lưới vận tải liên vùng.








-
Giảm thu bổ sung tiền sử dụng đất
Bộ Tài chính vừa đề xuất thêm phương án giảm mức truy thu tiền sử dụng đất xuống 3,6% mỗi năm thay vì 5,4% hoặc bỏ hoàn toàn quy định truy thu bổ sung.
-
Xoá tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”
Giá đất tăng phi mã đang tạo áp lực lên giá nhà, theo chuyên gia, để bất động sản phát triển bền vững, vấn đề đầu tiên phải quản lý được giá đất.
-
Lào Cai mời đầu tư 6 khu đất làm khu đô thị mới, tổng quy mô hơn 200 ha
HĐND tỉnh Yên Bái (cũ), nay là tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt danh mục 6 khu đất để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án khu đô thị mới với tổng diện tích hơn 212 ha, trải rộng tại các phường Yên Thịnh (nay là phường Văn Phú), Hợp Min...