Trong đợt điều chỉnh này, thép Việt Mỹ là một trong những thương hiệu có mức điều chỉnh lớn nhất khi tăng 210.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, trong khi giá thép thép thanh vằn D10 CB300 được giữ nguyên so với lần điều chỉnh hồi đầu năm. Theo đó, giá bán mới nhất trong ngày 29/1 với 2 loại thép này đang có cùng mức giá 14,06 triệu đồng/tấn.
Nhiều doanh nghiệp đồng loạt tăng giá bán thép thêm 200.000 đồng/tấn
Tương tự, Hòa Phát tại miền Bắc điều chỉnh tăng 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, lên mức 14,34 triệu đồng/tấn, thép thanh vằn D10 CB300 tạm thời được giữ nguyên mức giá 14,52 triệu đồng/tấn.
Mức giảm tương tự cũng được nhà sản xuất thép này áp dụng tại khu vực miền Trung và miền Nam. Theo đó, giá bán thép cuộn CB240 sau điều chỉnh tại 2 thị trường này đang ở mức 14,34 triệu đồng/tấn.
Cùng xu hướng, thương hiệu thép Việt Đức tại miền Bắc tăng 200.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn lên 14,24 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ ở mức giá 14,64 triệu đồng/tấn.
Thép VAS cũng điều chỉnh tăng 200.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, Theo đó, giá bán mới nhất trong ngày 29/1 đối với 2 dòng thép cuộn và thép thanh vằn của VAS lần lượt là 14,41 triệu đồng/tấn và 14,26 triệu đồng/tấn.
Ngoài ra, mức tăng tương tự cũng được các thương hiệu Tungho, Kyoei Việt Nam, Việt Ý áp dụng trong đợt điều chỉnh lần này.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá thép liên tục tăng thời gian qua chủ yếu do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép như than, quặng sắt, thép phế, cuộn cán nóng... chưa có dấu hiệu dừng đà tăng.
Giá bán thép thành phẩm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả kinh doanh của các nhà sản xuất thép xây dựng vẫn thấp, khó khăn từ việc mua nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ thành phẩm đầu ra.
VSA nhận định giá nguyên vật liệu tăng cao khiến các nhà máy trong nước tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.
Thời gian tới, giá mặt hàng này dự báo sẽ tiếp tục tăng khi nguồn cung quặng sắt eo hẹp, trong khi nhu cầu xây dựng có xu hướng tăng cao hơn. Đây sẽ là cơ hội cho ngành thép và cổ phiếu thép trong năm 2024.
Theo VSA mức điều chỉnh giá trong thời gian tới sẽ không cao, tiếp tục ở biên độ 100.000 - 150.000 đồng/tấn cho từng kỳ điều chỉnh
-
Giá thép trong nước đồng loạt tăng trước áp lực chi phí lớn
Sau khoảng 3 tháng đi ngang, giá thép trong nước thời gian gần đây liên tục điều chỉnh tăng do chi phí các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao.
-
Giá thép xây dựng “nhảy múa” thế nào từ đầu năm đến nay?
Từ đầu năm 2023 đến nay, giá mặt hàng thép xây dựng đã trải qua 17 lần điều chỉnh giá bán, trong đó có 6 lần tăng và 11 lần giảm liên tiếp.
-
Đà rơi giá thép chưa có dấu hiệu dừng lại, nhiều đại lý muốn đẩy hàng nhanh để cắt lỗ
Thị trường bất động sản gặp khó, nhu cầu xây dựng trì trệ khiến lượng tiêu thụ các mặt hàng sắt thép thời gian qua luôn ở mức thấp, giá bán vì thế cũng giảm sâu.
-
Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô, giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce
Theo MXV, bên cạnh sự mạnh lên của đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cũng chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu giảm từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới....
-
Hàng triệu mét khối vật liệu sau nạo vét sông được tỉnh Quảng Nam đem bán, giá từ 144.000 đồng/m3
1,3 triệu m3 vật liệu cát từ dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ được tỉnh Quảng Nam tiếp tục đấu giá với mức giá khởi điểm từ 144.000 đồng/m3.
-
Nhìn lại năm 2024: Áp lực chi phí khiến giá vật liệu xây dựng “dậy sóng”
Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá. Điều gì khiến giá vật liệu xây dựng "dậy sóng" giữa cơn trầm lắng?...