Tiêu thụ thép cao nhất 20 tháng nhờ... cao tốc, sân bay
Theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát (Mã chứng khoán: HPG), trong tháng 12 vừa qua, doanh nghiệp sản xuất được 648.000 tấn thép thô, tăng 4% so với tháng trước.
Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 760.000 tấn, tăng 7% so với tháng 11 trước đó.
Đáng chú ý, bán hàng thép xây dựng và thép chất lượng cao Hòa Phát trong giai đoạn này đạt 462.000 tấn, tăng 13% so với tháng trước và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm và 20 tháng trở lại đây.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, thị trường trong nước bao gồm cả khu vực dân dụng và dự án đầu tư công có tín hiệu khả quan hơn sau thời gian dài trầm lắng.
“Các sản phẩm thép xây dựng của tập đoàn đã được sử dụng trong dự án sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Điện Biên mở rộng, dự án cải tạo nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, cao tốc Bắc - Nam”, Hòa Phát cho biết thêm.
Đối với thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp này đã xuất khẩu 113.000 tấn thép xây dựng, thép chất lượng cao để làm thép rút dây, lõi que hàn. Thị trường xuất khẩu thép gồm 30 quốc gia vùng lãnh thổ như Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Srilanka…
Ngoài thép cuộn chất lượng cao, tập đoàn còn xuất khẩu 103.000 tấn HRC, đóng góp gần 40% tổng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng của Hòa Phát trong tháng.
Bên cạnh thép xây dựng và thép cuộn cán nóng, nhà sản xuất thép hàng đầu này còn cung cấp nhiều sản phẩm chế biến sau thép như ống thép, tôn mạ, thép dự ứng lực. Cụ thể, bán hàng ống thép và tôn mạ các loại của Hòa Phát đạt sản lượng 68.000 tấn và 24.000 tấn.
Sản lượng tiêu thụ thép các loại của Hoà Phát. Nguồn: HPG
Tính chung cả năm 2023, Hòa Phát đã sản xuất 6,7 triệu tấn thép thô, giảm 10% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép các loại (chưa bao gồm sản phẩm ống thép, tôn mạ) đạt 6,72 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022.
Sau 12 tháng, doanh nghiệp đầu ngành thép này đã cung cấp cho thị trường 3,78 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo (rút dây, làm đinh ốc vít, tanh lốp ô tô, thép dự ứng lực…), giảm 11%.
Bên cạnh đó, tập đoàn còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước gần 2,8 triệu tấn thép HRC, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Ống thép đạt sản lượng 685.000 tấn và tôn mạ các loại đạt 329.000 tấn, lần lượt giảm 9% và tương đương so với sản lượng bán hàng năm 2022.
Hiện tại, Hòa Phát đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép của cả nước.
Triển vọng phục hồi từ kênh xuất khẩu
Các doanh nghiệp trong ngành cho rằng những gì khó khăn đã phản ánh trong một năm qua, thời gian tới sẽ là giai đoạn phục hồi, tốc độ tăng trưởng tuy chưa bùng nổ ngay lập tức. Nhiều doanh nghiệp chuẩn bị phương án tăng sản xuất, huy động vốn đảm bảo tài chính cho bước dài hạn sắp tới.
Sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát được cải thiện đáng kể nhờ kênh xuất khẩu
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát tiếp tục được cải thiện đáng kể trong thời gian tới nhờ kênh xuất khẩu và tiêu thụ thép xây dựng hồi phục.
Theo KBSV, sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát đã được cải thiện tại thị trường EU. Đồng thời, nhà sản xuất này cũng đã xuất khẩu vào một số thị trường mới như Bỉ và Bồ Đào Nha.
Trong quý 3/2023, các nhà máy sản xuất thép tại châu Âu đã phải tạm dừng sản xuất để bảo trì định kỳ hoặc cắt giảm sản lượng khi phải cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường này vẫn duy trì ở mức thấp.
Bước sang quý 4, một số nhà máy tại EU đã phải chủ động duy trì công suất ở mức thấp nhằm cân bằng cung cầu trên thị trường và tối ưu hoạt động.
KBSV cho rằng sản lượng kênh xuất khẩu của Hòa Phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 1/2024, đặc biệt là tại EU nhờ lợi thế cạnh tranh về giá và xu hướng các nhà phân phối nước ngoài gia tăng tích trữ hàng tồn kho giá cạnh tranh từ nguồn nhập khẩu.
Theo đánh giá của KBSV, động thái đẩy mạnh kênh xuất khẩu của Hòa Phát thời gian gần đây có thể nhằm dần chuẩn bị thị trường cho sản phẩm HRC từ dự án Dung Quất 2, dự kiến cho sản phẩm thương mại từ quý 1/2025 và chạy đủ công suất vào năm 2027.
-
Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 được chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 18.6.2021 với tổng diện tích 279 ha tại Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tính đến tháng 12.2023, dự án này đã đạt tiến độ khoảng 40% khối lượng công việc.
-
Các đơn hàng thép cuộn cán nóng HRC đặt trước của Hòa Phát trong quý 4/2023 đạt 100% công suất toàn hệ thống sau khi nhà sản xuất này đóng cửa 1 lò cao ở Hải Dương.
-
Công ty thép doanh thu nghìn tỷ vừa chứng kiến điều chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây
Năm 2024, Gang thép Cao Bằng ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.188 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ; công ty báo lỗ sau thuế hơn 150 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi hơn 1,6 tỷ đồng.
-
Hòa Phát, Nam Kim… và loạt doanh nghiệp thép mạnh tay đầu tư nhà máy mới để “đón sóng” thị trường bất động sản
Trong khi dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sẽ bắt đầu chạy thử đầu quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng đang chuẩn bị nguồn vốn để xây thêm nhà máy mới, đón sóng phục hồi của thị trường....
-
Những khoản lãi ngành thép 2024 dần lộ diện, một hãng thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu vừa báo lợi nhuận tăng hơn 1.100%
Doanh nghiệp này đánh giá thị trường thép năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần ổn định trở lại.