Ngày 29/11, thị trường thép nội địa ghi nhận đợt tăng giá thứ 2 liên tiếp chỉ trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, việc giá thép tăng không phải do cầu thị trường tăng mà là do tác động của giá nguyên liệu đầu vào.
Các doanh nghiệp thông báo điều chỉnh tăng giá thép trong ngày 29/11
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc tăng 160.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240 và tăng 15.000 với thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá bán mới nhất trong ngày 30/11 tương ứng lần lượt là 13,74 triệu đồng/tấn và 14,04 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Ý tăng cũng vừa thông báo tăng 150.000 đồng mỗi tấn thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện tại, giá hai loại thép này lần lượt là 13,58 triệu/tấn và 13,99 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thép Việt Đức miền Bắc tăng 120.000 đồng/tấn với dòng thép CB240, lên 13,48 triệu đồng/tấn. Dòng thép thanh vằn D10 CB300 cũng được điều chỉnh tăng 50.000 đồng/tấn, tương ứng 13,9 triệu đồng/tấn.
Trong đợt điều chỉnh này, Pomina tăng 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và tăng 150.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300. Giá bán mới nhất của thương hiệu này trong ngày 30/11 lần lượt ở mức 14,69 triệu đồng/tấn và 14,94 triệu đồng/tấn.
Mức tăng 150.000-300.000 đồng/tấn cũng được các thương hiệu VAS, Việt Sing, Kyoei, Tung Ho áp dụng trong đợt điều chỉnh mới đây.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá thép liên tục tăng thời gian qua chủ yếu do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép như than, quặng sắt, thép phế, cuộn cán nóng... chưa có dấu hiệu dừng đà tăng.
Giá bán thép thành phẩm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả kinh doanh của các công ty thép xây dựng vẫn thấp, khó khăn từ việc mua nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ thành phẩm đầu ra.
VSA nhận định giá nguyên vật liệu tăng cao khiến các nhà máy trong nước tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.
Thời gian tới, giá mặt hàng này dự báo sẽ tiếp tục tăng khi nguồn cung quặng sắt eo hẹp, trong khi nhu cầu xây dựng có xu hướng tăng cao hơn. Đây sẽ là cơ hội cho ngành thép và cổ phiếu thép trong năm 2024.
-
Giá thép xây dựng “nhảy múa” thế nào từ đầu năm đến nay?
Từ đầu năm 2023 đến nay, giá mặt hàng thép xây dựng đã trải qua 17 lần điều chỉnh giá bán, trong đó có 6 lần tăng và 11 lần giảm liên tiếp.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....