Động thái này diễn ra trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào biến động và tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Cụ thể, Thép Việt Đức thông báo tăng 200.000 đồng/tấn đối với thép cây và 150.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn tại thị trường miền Bắc và miền Trung, áp dụng từ ngày 15/5/2025.
Nguyên nhân được doanh nghiệp này đưa ra là do giá phôi thép và nguyên vật liệu tăng, ảnh hưởng đến chi phí đầu vào.
Nhiều doanh nghiệp thép điều chỉnh tăng giá bán từ 100.000-200.000 đồng/tấn
Cùng ngày, Thép Hòa Phát cũng điều chỉnh tăng 200.000 đồng/tấn với thép cây và 150.000 đồng/tấn với thép cuộn tại thị trường miền Bắc.
Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengli Việt Nam thông báo tăng 200.000 đồng/tấn với thép cây và 150.000 đồng/tấn với thép cuộn và thép rút dây các loại trên toàn quốc. Trước đó một ngày, Thép Pomina cũng đã điều chỉnh giá tăng nhẹ hơn, ở mức 100.000 đồng/tấn đối với cả hai dòng sản phẩm từ ngày 14/5.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều tuần, giá thép trong nước ghi nhận xu hướng tăng rõ rệt trên diện rộng, sau một thời gian dài ổn định quanh mức trung bình 13,5-15 triệu đồng/tấn.
Theo thống kê của SteelOnline, tính đến ngày 15/5, giá thép xây dựng trong nước đang dao động từ:
Thép Hòa Phát: 13,65 triệu đồng/tấn
Thép Việt Ý: 13,89 triệu đồng/tấn
Thép Việt Đức: 13,65 triệu đồng/tấn
Thép Việt Úc: 1,5,2 - 15,3 triệu đồng/tấn
Thép Thái Nguyên: 14 triệu đồng/tấn
Thép TungHo: 13,4 - 13,75 triệu đồng/tấn
Theo nhận định từ các đại lý phân phối, việc điều chỉnh giá lần này tuy chưa quá đột biến nhưng đang phát đi tín hiệu cho thấy nguồn cung và kỳ vọng thị trường có thể đang thay đổi.
Đợt điều chỉnh giá lần này diễn ra trong bối cảnh ngành thép đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Trong đó, giá nguyên liệu đầu vào như than cốc, quặng sắt, thép phế và chi phí vận chuyển vẫn neo cao là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thép buộc phải điều chỉnh giá bán.
Nhiều doanh nghiệp cho biết biên lợi nhuận đã giảm sút đáng kể trong quý 1/2025, nên việc nâng giá là cần thiết để bù đắp chi phí sản xuất.
-
Giá thép tại Mỹ hạ nhiệt, thị trường đang báo hiệu điều gì?
Từ đỉnh gần 1.000 USD/tấn, giá thép HRC tại Mỹ bất ngờ rơi xuống 952 USD/tấn chỉ trong hai tuần. Đợt giảm sâu này đang khiến thị trường đặt ra nhiều câu hỏi về xu hướng sắp tới của ngành thép toàn cầu.
-
CẬP NHẬT NÓNG: Giá thép, cát xây dựng vào đợt tăng giá mới
Thị trường vật liệu xây dựng tháng 4/2025 ghi nhận đợt tăng giá mới ở nhóm vật liệu chủ chốt như thép và cát xây dựng, trong khi xi măng vẫn giữ giá ổn định. Diễn biến này đang tạo áp lực lên chi phí đầu tư xây dựng và khiến nhiều nhà thầu, chủ đầu tư phải tính toán lại dự toán công trình.
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.








-
Thị trường kim loại đồng loạt tăng giá trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực khi có tới 8/10 mặt hàng trong nhóm này tăng giá trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
-
Giá thép tại Mỹ hạ nhiệt, thị trường đang báo hiệu điều gì?
Từ đỉnh gần 1.000 USD/tấn, giá thép HRC tại Mỹ bất ngờ rơi xuống 952 USD/tấn chỉ trong hai tuần. Đợt giảm sâu này đang khiến thị trường đặt ra nhiều câu hỏi về xu hướng sắp tới của ngành thép toàn cầu....
-
Chuyện chưa từng có đang xảy ra ở quốc gia sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới
Tại quốc gia này, giá thép đang giảm mạnh do cạnh tranh gay gắt giữa các nhà phân phối. Điều đáng ngạc nhiên là giá thép thậm chí còn rẻ hơn nước đóng chai nếu tính theo trọng lượng.