Mới đây, giá thép xây dựng trong nước lại tiếp tục được điều chỉnh giảm lần thứ 13 liên tiếp. Hiện mặt hàng này của nhiều doanh nghiệp đã về dưới mức 14 triệu đồng/tấn.
Giá thép xây dựng giảm lần thứ 13 liên tiếp
Theo đó, thép Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Pomina... đồng loạt giảm giá trên toàn quốc đối với sản phẩm thép cây thêm 100.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT).
Cụ thể, theo số liệu của Steel Online, so với lần điều chỉnh giảm vào ngày 21/6, Hòa Phát tại miền Bắc giảm 100.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, xuống còn 14,38 triệu đồng/tấn, trong khi giá thép cuộn CB240 tạm thời được giữ nguyên mức giá 14,04 triệu đồng/tấn.
Mức giảm tương tự cũng được nhà sản xuất thép này áp dụng tại khu vực miền Trung và miền Nam. Theo đó, giá bán thép thanh vằn D10 CB300 sau điều chỉnh tại 2 thị trường này lần lượt là 14,34 triệu đồng/tấn và 14,24 triệu đồng/tấn.
Cùng xu hướng, thương hiệu thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 100.000 đồng/tấn với dòng thép thanh vằn D10 CB300, xuống còn 14,14 triệu đồng/tấn; dòng thép cuộn CB240 vẫn giữ ở mức giá 13,74 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 100.000 đồng/tấn với sản phẩm thanh vằn D10 CB300, về mức giá 14,24 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm thép cuộn CB240 của thương hiệu này vẫn có giá bán là 13,84 triệu đồng/tấn.
Các thương hiệu như Pomina, Thép Miền Nam, Việt Nhật, Thép Thái Nguyên… cũng áp dụng mức giảm giá tương tự đối với dòng thép cây. Hiện giá mặt hàng này đã về mức thấp hơn thời điểm đầu năm nay.
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng, nhu cầu trong nước yếu nên các nhà máy đã liên tục điều chỉnh giá để tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, việc hạ giá này đã phần nào giúp cải thiện tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.
Mới đây, Hòa Phát đã công bố sản lượng bán hàng trong tháng 6/2023 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Cụ thể, nhà sản xuất thép đầu ngành này sản xuất được 520.000 tấn thép thô, giảm 23% so với cùng kỳ 2022. Tiêu thụ thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), phôi thép đạt 540.000 tấn, tương đương 96% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, thép xây dựng ghi nhận đạt 286.000 tấn, giảm 18% so với tháng 6 năm ngoái nhưng tăng nhẹ so với tháng 5 vừa qua. Kết quả này chủ yếu nhờ sản lượng bán hàng ở miền Trung và miền Nam tăng trưởng cao so với tháng 5, đạt tương ứng lần lượt 30% và 69%.
Qua nửa đầu năm, tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 30%. Ngoài thép thành phẩm, doanh nghiệp này cũng đã cung cấp 36.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác của Việt Nam.
-
Thị trường thép nửa cuối năm ảm đạm
Kể từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng đã có 12 đợt giảm liên tiếp, nguyên nhân chủ yếu do thị trường bất động sản trầm lắng, nhu cầu tiêu thụ yếu.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....
-
Chuyển động mới tại Thép Hòa Phát Hải Dương sau động thái mở cửa lại lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm
Năm 2023, nhà sản xuất thép này đã dừng hoạt động 1 lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương để bảo dưỡng, chuẩn bị cho các đợt sản xuất mới trong năm nay.