Hòa Phát lên kế hoạch khởi động lại 3 lò cao, gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 1 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương trong nửa đầu năm 2023
Theo thông tin từ Chứng khoán SSI, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang lên kế hoạch khởi động lại 3 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 1 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương trong nửa đầu năm 2023.
Trước đó, từ ngày 27/12/2022, Hòa Phát đã bắt đầu khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm. Được biết, lò cao này mất 7 ngày để bắt đầu sản xuất phôi.
Hồi tháng 11 năm ngoái, nhà sản xuất thép này đã có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.
Lý do dừng lò được đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tập đoàn được tiếp tục duy trì - động thái này được Hòa Phát nhận định là để "mang tính sống còn của doanh nghiệp" trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn.
Theo Hòa Phát, chi phí để khởi động lại lò cao sau khi tạm dừng hoạt động là khoảng 30 - 40 tỷ đồng/lò. Tuy vậy, doanh nghiệp này đã không đóng hoàn toàn các lò cao này mà duy trì ở mức nhiệt độ thấp nhất có thể trong 2 tháng cuối năm. Nhờ thế, quá trình khởi động lại lò cao lần này sẽ được rút ngắn.
Hiện Hòa Phát đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương. Ngoài ra, Hòa Phát còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.
Việc hoạt động dưới công suất đã ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh, góp phần khiến cho Hòa Phát lỗ ròng quý thứ hai liên tiếp và lỗ gộp lần đầu tiên kể từ quý 4/2008. Tính chung cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5%. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.
Trong tháng 1/2023 vừa qua, Hòa Phát tiêu thụ 402.000 tấn thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 36% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, riêng tiêu thụ thép xây dựng ở mức 304.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ.
Năm 2023, nhu cầu thép trong nước có thể tiếp tục suy yếu do thị trường bất động sản trì trệ và chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo đánh giá của SSI, nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể giảm ở mức một con số vào năm 2023. Dự báo xuất khẩu thép thành phẩm có thể giảm hơn 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.
-
Gánh khoản nợ vay 57.000 tỉ đồng, Hòa Phát đã làm gì để ứng phó với tỷ giá và lãi suất tăng?
Nếu không tính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chính, thì lãi suất và tỷ giá USD tăng là hai nguyên nhân khiến Hòa Phát lỗ nhiều nhất trong quý 4.2022.
-
Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2024 - 2025
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường thép diễn biến phức tạp và khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông niên độ tài chính 2024 - 2025....
-
Lộ diện “trùm cuối” thua lỗ nặng nhất ngành thép, là hãng thép có tiếng tại Bình Dương, sở hữu 3 nhà máy công suất 2,6 triệu tấn/năm
9 tháng đầu năm 2024, Công ty CP Thép Pomina báo lỗ sau thuế hơn 791 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 647 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tính đến thời điểm hiện tại....
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc bất ngờ đóng cửa 1 nhà máy sau hơn 45 năm hoạt động
Trong một động thái bất ngờ, nhà sản xuất thép Hàn Quốc POSCO đã đóng cửa một nhà máy sản xuất thép cuộn ở thành phố Pohang, sau hơn 45 năm hoạt động.