Cụ thể, trong quý 4 năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt 45.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 73% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 7.400 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu 150.800 tỷ đồng, tăng 65% so với 2020. Lợi nhuận sau thuế lần đầu cán mốc 34.520 tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch năm và tăng 1,56 lần với năm trước.
Hòa Phát lần đầu cán mốc lợi nhuận ròng 34.520 tỷ trong năm 2021.
Theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát, trong bối cảnh nhiều khó khăn do dịch Covid-19, các khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương, Dung Quất - Quảng Ngãi, Hưng Yên vẫn hoạt động hết công suất để phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Trong năm qua, Tập đoàn đã cung cấp cho thị trường tổng cộng 8,8 triệu tấn thép bao gồm phôi, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), ống thép và tôn mạ, tăng 35% so với cùng kỳ.
Hoạt động xuất khẩu đóng góp quan trọng cho sản lượng năm 2021 với 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại, gấp đôi so với cùng kỳ. Việc đẩy mạnh xuất khẩu giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong khi thị trường trong nước bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.
Với kết quả trên, Hòa Phát tiếp tục giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép, lần lượt là 32,6% và 24,7%. Tôn Hòa Phát nằm trong Top 5 nhà sản xuất lớn nhất với 8%. Hòa Phát cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được HRC.
Ngoài ra, Tập đoàn còn dẫn đầu về sản lượng bò Úc tại Việt Nam, trứng gà sạch của Hòa Phát hiện đang dẫn đầu thị trường miền Bắc với sản lượng khoảng 800.000 quả/ngày. Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi heo tiếp tục mở rộng hoạt động. Lĩnh vực bất động sản của Tập đoàn đang tập trung mở rộng các khu công nghiệp hiện có, đồng thời nghiên cứu đầu tư một số dự án nhà ở, khu đô thị dịch vụ.
Cho đến nay, Hòa Phát đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 30.000 lao động và đóng góp ngân sách nhà nước tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 12.400 tỷ đồng, tăng gần 70% so với năm 2020.
Tập đoàn đang tập trung triển khai nhiều dự án lớn như Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, Cảng tổng hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, Nhà máy sản xuất container tại Bà Rịa -Vũng Tàu, Nhà máy sản xuất hàng điện máy gia dụng tại Hà Nam... Những dự án này hoàn thành sẽ nâng tầm quy mô và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn cho Tập đoàn Hòa Phát.
-
Tham vọng trở thành top 3 doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam, Hoà Phát giàu cỡ nào?
Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long được xem như một "ông vua tiền mặt" trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nhờ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ.








-
Hà Nội điều chỉnh mục đích sử dụng 1.790m² tại dự án Mỹ Đình Pearl
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định điều chỉnh mục đích sử dụng 1.790m² đất tại dự án Tổ hợp Mỹ Đình Pearl (khu X3, CV4.3), phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm. Theo đó, phần diện tích đất này được chuyển đổi từ đất xây dựng văn phòng sang đất xây dựn...
-
Hà Nội giao 10.000 m2 đất ở Long Biên làm biệt thự thấp tầng
Một dự án nhà ở thấp tầng mới sắp xuất hiện tại Long Biên, Hà Nội khi thành phố vừa giao hơn 10.000 m2 đất cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng.
-
Hà Nội mở phiên đấu giá 102 lô đất vùng ven, giá khởi điểm chỉ từ 1,2 triệu đồng/m2
Thị trường bất động sản Hà Nội sắp đón loạt phiên đấu giá đất tại các huyện Mỹ Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ và Ba Vì trong tháng 5/2025. Tổng cộng 102 thửa đất sẽ được đưa ra đấu giá, với giá khởi điểm dao động từ 1,2 triệu đồng đến 15 triệu đồng/m2, tù...