Hình minh họa
Đồng Nai và TP.HCM là 2 địa phương láng giềng của vùng Đông Nam bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Nếu như TP.HCM được xem là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước thì Đồng Nai lâu nay vẫn được mệnh danh là “thủ phủ” cả về công nghiệp lẫn chăn nuôi của cả nước. Chính vì vậy, nhu cầu kết nối về giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương là rất lớn.
Hiện nay, đảm nhận vai trò kết nối giao thông giữa 2 địa phương chủ yếu là hệ thống đường bộ. Tuy nhiên, số lượng các cầu đường bộ được xây dựng để kết nối trực tiếp giữa TP.HCM và Đồng Nai còn rất ít ỏi.
2 địa phương đã nhiều lần họp bàn phương án xây dựng thêm cầu kết nối nhưng các dự án gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu lẫn triển khai.
Mới đây, cầu Cát Lái đang bị đánh giá không khả thi, khó có khả năng thực hiện. 2 cây cầu còn lại là Cầu Phước Khánh và cầu Nhơn Trạch sau thời gian dài “trầy trật” đã đi vào khởi công.
Cầu Cát Lái hơn 20 năm vẫn “tìm đường”
Cầu Cát Lái với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.200 tỉ đồng, được Chính phủ giao cho tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu, cây cầu sẽ kết nối thành phố Thủ Đức (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Cây cầu được lên kế hoạch từ 20 năm trước đây và đến 2016 đã được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Tháng 7/2022, đơn vị tư vấn đưa ra 5 phương án xây cầu Cát Lái. 2 địa phương TP.HCM và tỉnh Đồng Nai đã làm việc nhiều lần về vị trí xây cầu, song chưa chốt được vị trí cuối cùng.
Một phương án xây cầu Cát Lái
Tháng 10/2022, Sở Giao thông vận tải TP.HCM họp bàn về việc triển khai cây cầu, đưa ra nhận định phương án tuyến của cầu Cát Lái không khả thi do quy hoạch ảnh hưởng đến hoạt động của càng Cát Lái cũng như gây ùn tắc nghiêm trọng tại các tuyến giao thông ở khu vực đường Nguyễn Thị Định và phà Cát Lái.
Sở GTVT TP đề xuất 2 phương án mới, xây cầu kết nối Đồng Nai từ TP.Thủ Đức và quận 7. Cụ thể, Vị trí thứ nhất là xây cầu nối từ đường trục Bắc – Nam (nối quận 7), vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch. Vị trí thứ hai, kết nối từ TP. Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai (theo hướng quy hoạch ĐT.777B).
Tuy nhiên việc bổ sung phương án quy hoạch hai vị trí cầu kết nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai như trên sẽ phải trình Bộ GTVT xem xét. Do đó chưa thể biết được “số phận” những cây cầu này sẽ chuyển biến như thế nào trong thời gian tới.
Cầu Phước Khánh tiến độ ì ạch
Cầu Phước Khánh kết nối Huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) và Huyện Cần Giờ (TP. HCM) là thành phần của tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành (thuộc cao tốc Bắc – Nam). Với tổng mức đầu tư lên tới 3.500 tỉ đồng, cây cầu có tổng chiều dài khoảng 3,2km, 4 quy mô làn xe, vận tốc cao nhất 100km/h. Công trình khi hoàn thành sẽ trở thành câu dây văng cao nhất cả nước.
Về tiến độ thực hiện, dự án được khởi công năm 2015, đến nay mới chỉ hoàn thành một số hạng mục móng cọc SPSP và trụ tháp cầu của cầu và trụ tháp cầu. Các hạng mục còn lại hiện đang dang dở do một số vướng mắc về nguồn vốn, pháp lý và khó khăn của các nhà thầu. Dự án đặt mục tiêu hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2025 đồng bộ với toàn tuyến Bến Lức – Long Thành.
Cầu Phước Khánh đã hoàn thành một số hạng mục chính
Một trong những sự kiện đáng chú ý xảy ra ngày 21/2/2021, tàu container Phúc Khánh đã đâm gãy cẩu thi công cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, TP.HCM. May mắn là không có thương vong về người, kết cấu cầu không bị ảnh hưởng. Vụ đâm tàu ở cầu Phước Khánh ước tính thiệt hại ban đầu 20 tỉ đồng.
Cầu Nhơn Trạch 6 năm điều chỉnh thiết kế
Mới khởi công gần đây là cầu Nhơn Trạch. Cây cầu dài hơn 2km, với tổng mức đầu tư 1.800 tỉ đồng, kết nối Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc dự án đường vành đai 3 của TP.HCM. Dự án có điềm đầu giao với đường tỉnh 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc TP.Thủ Đức (TP.HCM).
Dự án xây dựng cầu Nhơn Trạch được phê duyệt vào tháng 2/2016 tuy nhiên nhiều lần lỡ hẹn khởi công do gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai. Tháng 6/2022, dự án được điều chỉnh lần cuối cùng, lên kế hoạch khởi công trong tháng 7 nhưng lại tiếp tục bị trì hoãn do chưa có đủ mặt bằng sạch để thi công.
Hình minh họa
Bộ GTVT đã “vào cuộc” đốc thúc các địa phương nhanh chóng hoàn thành công tác GPMB để tránh khiếu kiện của nhà thầu quốc tế.
Đến tháng 9/2022, dự án chính thức được khởi công, đặt mục tiêu sẽ hoàn thành vào năm 2025 (sau 35 tháng thi công).
-
Cầu Cát Lái "trệch nhịp", bất động sản dọc hai đầu cầu đang ra sao?
Trong khi dự án xây dựng cầu Cát Lái đang tìm phương án, vị trí xây mới sau hơn 20 năm thì nhiều dự án bất động sản dọc hai đầu cây cầu này ở khu vực Cát Lái (TP. Thủ Đức) và Nhơn Trạch (Đồng Nai) đều đã thành hình nhiều năm. Sự “nhộn nhịp” của những dự án này chịu ảnh hưởng không nhỏ từ hạ tầng quan trọng mang tên cầu Cát Lái.








-
Springville - Sống mới chuẩn quốc tế bên "siêu sân bay" Long Thành
Sầm uất, sôi động và tràn đầy sinh khí, Springville – ngôi “Làng Xuân” của nhà phát triển bất động sản đến từ Malaysia - Gamuda Land ghi dấu ấn đặc biệt tại vùng đất Nhơn Trạch, hứa hẹn mang đến một cuộc sống mới đẳng cấp, xứng tầm khu đô thị chuẩn q...
-
Sắp được nhìn thấy máy bay cất cánh ở sân bay Long Thành?
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết hạng mục nhà ga hành khách sân bay Long Thành sẽ hoàn thiện phần xây dựng trước 31/12/2025, hoàn thiện nghiệm thu, chạy thử toàn bộ các hệ thống trước tháng 6/2026....
-
Đồng Nai đề xuất đầu tư hoàn chỉnh nút giao đường 319 kết nối Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, để tạo điều kiện cho việc kết nối giao thông, thu hút các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành, hình thành trục giao thông kết nối với các Khu công nghiệp Nhơn Trạch, cảng Phước An, cảng Cái Mép - Thị Vải, ...