Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024 với tổng vốn sơ bộ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67 tỷ USD).
Tuyến đường sắt này có chiều dài 1.541km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua 15 tỉnh, thành sau sáp nhập. Quy mô dự án gồm 23 ga, trong đó có 5 ga hàng hóa. Nhu cầu sử dụng đất sơ bộ khoảng 10.827ha, với hơn 120.000 hộ dân phải tái định cư.
Với tốc độ 350km/h, tuyến đường sắt này có thể rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội và TP.HCM chỉ còn khoảng 5 giờ 30 phút - nhanh hơn cả nhiều chuyến bay nội địa khi tính thêm thời gian làm thủ tục, di chuyển ra sân bay và chờ đợi.
Điều này không chỉ giảm áp lực lên hàng không, mà còn tạo ra một phương tiện vận tải thay thế mạnh mẽ, ổn định và an toàn hơn. Hành khách có thể đi thẳng vào trung tâm thành phố mà không cần nối tuyến, đồng thời tiết kiệm đáng kể thời gian di chuyển liên tỉnh.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến vào tháng 12/2026
Khởi công dự án vào tháng 12/2026
Theo thông báo mới nhất từ Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và các thủ tục liên quan, đảm bảo điều kiện khởi công vào cuối năm 2026.
Theo Phó Thủ tướng, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Phó Thủ tướng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Bộ Xây dựng, các bộ, ngành và địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác chuẩn bị đầu tư, rà soát quy hoạch, thiết kế sơ bộ, xác định nhu cầu sử dụng đất và kế hoạch giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao, bảo đảm đầy đủ điều kiện khởi công dự án vào tháng 12/2026 theo yêu cầu của Chính phủ.
Khởi động các khu tái định cư ngay trong tháng 8/2025
Trước mắt, tập trung hoàn thành thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư; lựa chọn một số vị trí quan trọng (nhà ga, đoạn tuyến thuận lợi) để tổ chức lễ động thổ, khởi động các khu tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án vào ngày 19/8 tới đây.
Phó Thủ tướng yêu cầu lựa chọn một số vị trí quan trọng (nhà ga, đoạn tuyến thuận lợi) để tổ chức lễ động thổ, khởi động các khu tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án vào ngày 19/8 tới đây
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Quốc phòng và các địa phương rà soát toàn bộ hướng tuyến, quy hoạch phân khu, thiết kế sơ bộ, nhất là các khu vực có tuyến đi qua rừng tự nhiên, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc các khu vực liên quan quốc phòng, an ninh.
Tổ chức tổ công tác làm việc trực tiếp với từng địa phương để hỗ trợ giải quyết khó khăn trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Tổng hợp danh mục các khu tái định cư có thể khởi công dịp 19/8/2025 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Xây dựng hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục về đầu tư của công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư như một dự án độc lập sử dụng ngân sách Trung ương; hướng dẫn địa phương chủ động ứng vốn hoặc hỗ trợ tạm ứng vốn hoặc đề xuất phương án điều tiết ngân sách hợp lý cho các địa phương có khó khăn để đảm bảo tiến độ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công tác chuyển đổi đất rừng, đất lúa theo quy định và cơ chế đặc thù đã được Quốc hội cho phép.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng kế hoạch báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chủ động triển khai thực hiện công tác di dời công trình điện có điện áp từ 110KV trở lên bảo đảm tiến độ.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương có tuyến đi qua khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy trực tiếp chỉ đạo, hoàn thành trước ngày 5/7. Tập trung chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án bảo đảm đúng tiến độ, tuyệt đối không ủy thác toàn bộ trách nhiệm cho các xã/phường.
Hướng tới mô hình TOD, khai thác quỹ đất dọc tuyến
Các địa phương có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua khẩn trương hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập phương án bồi thường, tái định cư, phê duyệt theo thẩm quyền; chủ động ứng vốn ngân sách địa phương thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Trường hợp địa phương khó khăn về vốn khẩn trương gửi Bộ Tài chính nhu cầu vốn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, chủ động rà soát quy hoạch/điều chỉnh quy hoạch vùng phụ cận nhà ga, định hướng phát triển mô hình TOD, tích hợp với hệ thống giao thông đô thị hiện hữu; tăng cường kết nối đồng bộ giữa đường sắt tốc độ cao và các loại hình vận tải khác.
Bố trí không gian phát triển dịch vụ, thương mại, logistics, đô thị tại các khu vực phụ cận các ga để khai thác hiệu quả quỹ đất, phát triển toàn vùng, nhất là TP Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lớn.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ là một tuyến giao thông, mà là trục sống mới của đất nước, nơi những đô thị, người dân và cơ hội có thể kết nối chỉ trong vài giờ.
-
Thời điểm cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Theo Bộ Xây dựng, đối với công tác giải phóng mặt bằng của dự án do TP Hà Nội và các địa phương có dự án đi qua thực hiện, cơ bản hoàn thành tháng 12/2026 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.
-
Quốc hội "chốt" loạt chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt
Sáng 27/6, với 426/440 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi). Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất dành cho đường sắt.
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao sắp chạy qua Đồng Nai ở khu vực nào?
Các khu vực bị thu hồi đất dự kiến nằm tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch và thành phố Long Khánh.








-
TP.HCM chính thức ban hành kế hoạch bồi thường, tái định cư dự án đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD
TP.HCM phấn đấu hoàn thành triển khai xây dựng khu tái định cư trước tháng 12/2026, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bàn giao mặt bằng để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trong tháng 12/2026....
-
Trung Quốc thử nghiệm tàu cao tốc thế hệ mới, tốc độ lên tới 400km/h
Sau thời gian dài thử nghiệm, Trung Quốc đã chính thức công bố công nghệ tàu cao tốc thế hệ tiếp theo, với tốc độ khai thác thương mại lên tới 400km/h.
-
Đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua Quảng Ngãi ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chay qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi dài hơn 86km, đi qua địa bàn 17 xã, phường với 1 nhà ga được bố trí phía Tây đô thị Quảng Ngãi.