Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có Quyết định số 232/QĐ-SGDHCM về việc đưa cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (Mã: SMC) vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/4/2025.
Nguyên nhân là do SMC chậm nộp Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.
Được biết, cổ phiếu SMC đang đồng thời được theo dõi ở diện cảnh báo và kiểm soát do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại BCTC kiểm toán năm 2023 là số âm.
Đầu tư Thương mại SMC giải trình và biện pháp khắc phục tình trạng cổ phiếu bị cảnh báo
Mới đây, SMC đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) giải trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo.
Lãnh đạo SMC cho biết, trong năm 2024 vừa qua, mặc dù công ty đã nghiêm túc thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh việc thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính, bám sát diễn biến tình hình vĩ mô và ngành thép để có chiến lược kinh doanh phù hợp, tích cực và quyết liệt xử lý các khoản nợ đọng.
Tuy nhiên, thị trường thép trong và ngoài nước còn quá nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép liên tục giảm mạnh. Trong khi đó, ngành bất động sản chưa thật sự ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
“Công ty sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp về kinh doanh, thu hồi nợ đọng và tiếp tục xem xét tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời gian tới để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2025”, SMC giải trình.
Doanh nghiệp này cho biết đang hoàn tất BCTC kiểm toán năm 2024 và sẽ tranh thủ nộp theo đúng thời gian đã xin gia hạn.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2024, SMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.924 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. Công ty báo lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 925 tỷ đồng, kéo dài chuỗi 3 năm thua lỗ liên tiếp.
Năm 2025, doanh nghiệp này đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh với chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ là 620.000 tấn thép các loại. SMC kỳ vọng mức lãi ròng năm 2025 là 30 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Đầu tư Thương mại SMC được thành lập từ năm 1988, tiền thân là Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 15 thuộc trung tâm Bán buôn bán lẻ Vật liệu Xây dựng Miền Nam.
Năm 2004, đơn vị này cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi CTCP Đầu tư Thương mại SMC. Hai năm sau, công ty niêm yết tại HoSE với mã chứng khoán là SMC.
Lĩnh vực hoạt động chính của SMC là thương mại, gia công Coil Center và sản xuất các sản phẩm thép. Trong đó, thương mại thép (thép xây dựng, thép tấm lá, thép hình, xà gồ) là lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp tích cực về cả sản lượng và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Năm 2024, SMC báo lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 925 tỷ đồng
Ngày 26/4/2025 tới đây, SMC sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một trong những nội dung đáng chú ý tại đại hộp sắp tới là tờ trình về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính. Hiện tại, trụ sở của SMC đặt tại số 681 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
-
Tại thời điểm cuối quý 1/2024, Đầu tư Thương mại SMC đã trích lập dự phòng hơn 570 tỉ đồng cho hơn 1.300 tỉ đồng nợ xấu. Thời gian tới, nếu công nợ vẫn chưa thể thu hồi được, doanh nghiệp này phải tiếp tục trích lập dự phòng thêm theo quy định.
-
CTCP Đầu tư Thương mại SMC dự kiến dùng 730 tỷ đồng huy động để thanh toán các khoản nợ vay của công ty, thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp và bổ sung vốn lưu động.
-
Sau khi thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong hệ thống, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán SMC) tiếp tục có động thái mới nhằm duy trì hoạt động.
-
Loạt doanh nghiệp bất động sản bị SMC “bêu tên” trong danh sách nợ xấu nghìn tỷ
Danh sách nợ xấu công ty thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận, Công ty TNHH bất động sản Đà Lạt Valley…








-
Một công ty thép Top đầu miền Nam tính huy động tiền từ cổ đông để trả nợ, bổ sung vốn để kinh doanh
Doanh nghiệp này dự kiến chào bán riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho tối đa 20 nhà đầu tư, nhằm huy động tối đa 730 tỷ đồng. Số tiền thu được nhằm thanh toán các khoản nợ vay, thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp và bổ sung v...
-
Danh sách nợ xấu nghìn tỷ của hãng thép 37 năm tuổi có những doanh nghiệp nào?
Tính đến hết quý 1/2025, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng hơn 365 tỷ đồng cho hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu. Danh sách nợ xấu của hãng thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valle...
-
Bức tranh tài chính đối nghịch của doanh nghiệp ngành thép
Nhiều doanh nghiệp thép đã vượt khó, đạt lợi nhuận khá tốt trong quý 1/2025. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn đang chìm trong thua lỗ.