Đầu tư Thương mại SMC được thành lập từ năm 1988, tiền thân là Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 15 thuộc trung tâm Bán buôn bán lẻ Vật liệu Xây dựng Miền Nam.
Năm 2004, đơn vị này cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi CTCP Đầu tư Thương mại SMC. Hai năm sau, công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán là SMC.
Được biết, lĩnh vực hoạt động chính của SMC là thương mại, gia công Coil Center và sản xuất các sản phẩm thép. Trong đó, thương mại thép (thép xây dựng, thép tấm lá, thép hình, xà gồ) là lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp tích cực về cả sản lượng và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Với với các công ty thép lớn, khi vừa tiêu thụ thị trường nội địa, vừa xuất khẩu, SMC chủ yếu tập trung vào thương mại trong nước, khách hàng là các công ty xây dựng, chủ đầu tư lớn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh áp lực lãi suất cao, dòng tiền bị thắt chặt, hàng loạt chủ đầu tư gặp khó về dòng tiền ngắn hạn để thực hiện nghĩa vụ trả lãi/gốc trái phiếu đáo hạn, trả tiền cho nhà thầu xây dựng, SMC đang đứng trước những khó khăn chưa từng có trong suốt lịch sử 35 năm hoạt động.
SMC muốn bán toàn bộ 13 triệu cổ phiếu NKG sau gần 7 năm nắm giữ
Mới đây, SMC đăng ký bán toàn bộ hơn 13 triệu cổ phiếu của CTCP Thép Nam Kim (mã chứng khoán NKG) thông qua hình thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 5/2-4/3, nhằm mục đích tái cơ cấu đầu tư tài chính. Nếu giao dịch thành công, SMC sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Nam Kim từ 4,98% xuống còn 0%.
Tạm tính với giá đóng cửa ngày 30/1 là 25.000 đồng/cp, SMC sẽ thu về khoảng 325 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn tại Nam Kim.
Được biết, hãng thương mại thép này lần đầu mua cổ phiếu NKG thông qua đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược vào tháng 9/2017. Tại thời điểm đó, SMC cho biết động thái này nhằm tạo quan hệ với Nam Kim.
Chủ trương thu hẹp sản xuất, nhân sự
Tháng 10/2023, HĐQT SMC đã thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong hệ thống công ty.
Cụ thể, doanh nghiệp này quyết định thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm nhân sự, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh để đảm bảo duy trì hoạt động.
Tính tới ngày 31/12/2022, tổng số lượng nhân sự của SMC là 1399 lao động, tăng 67 nhân sự, tương ứng tăng 5% so với năm 2021.
Theo đó, SMC giao trách nhiệm cho Tổng giám đốc chỉ đạo các phòng ban liên quan, các công ty thành viên về việc triển khai kế hoạch thu hẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cắt giảm nhân sự, đảm bảo đúng theo quy định pháp luật và điều lệ công ty.
Đầu tư Thương mại SMC thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự để đảm bảo duy trì hoạt động
Để cụ thể hóa cho chủ trương này, SMC quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, vật dụng, kiến trúc trên đất tại tại SMC Bình Dương. Cụ thể, tài sản bao gồm quyền sử dụng 6.197 m2 đất tại đường số 5, Khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương được rao bán với mức giá dự kiến là 49 tỷ đồng.
Tới ngày 15/1, SMC tiếp tiếp thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản trên đất tại SMC Tân Tạo 2. Khu đất này tọa lạc ở Lô số 62 - 64 đường số 3, Khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM với diện tích 9.096 m2.
Doanh nghiệp này đưa ra mức giá chuyển nhượng dự kiến là 126 tỷ đồng, đã bao gồm thuế VAT phần tài sản gắn liền với đất và máy móc thiết bị theo quy định của pháp luật.
Lên kế hoạch có lãi năm 2024
Năm 2024, SMC lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ dự kiến ở mức 900.000 tấn thép các loại. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm tới là 80 tỷ đồng.
Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh hãng thép có trụ sở tại TP.HCM này vừa trải qua một năm kinh doanh khó khăn.
Trong quý 3/2023, SMC ghi nhận doanh thu thuần giảm gần 45% so với cùng kỳ, xuống còn 3.141 tỷ đồng và lỗ sau thuế 178 tỷ đồng.
Dù đã giảm so với mức lỗ 219 tỷ đồng của quý 3/2022, nhưng gộp 9 tháng năm 2023, SMC lỗ 586 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ. Việc thua lỗ liên tục khiến khoản lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 30/9 âm 206 tỷ đồng.
Ngoài chuyện kinh doanh dưới giá vốn, việc phải trích lập dự phòng đẩy bức tranh tài chính của doanh nghiệp này thêm khó khăn.
Tại thời điểm cuối quý 3/2023, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng 272 tỷ đồng cho hơn 1.300 tỷ đồng nợ xấu.
Giải trình về tình hình kinh doanh, ban lãnh đạo SMC cho biết quý 3/2023 là mùa thấp điểm tiêu thụ ngành thép, đặc biệt năm nay sản lượng tiêu thụ và giá bán giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, bất động sản đóng băng, thị trường dân dụng sức mua yếu, giải ngân đầu tư công chưa thực sự tích cực trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm nên nhu cầu thép trong nước giảm sút đáng kể.
Cũng theo lãnh đạo SMC, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do phải trích lập các khoản dự phòng… Công ty sẽ đề xuất những giải pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ còn tồn đọng.
-
Sau một năm kinh doanh khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động, CTCP Đầu tư Thương mại SMC kỳ vọng sẽ có lãi trở lại trong năm 2024.
-
Sau khi thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong hệ thống, CTCP Đầu tư Thương mại SMC tiếp tục có động thái mới nhằm duy trì hoạt động của công ty.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries....
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.