24/01/2024 4:44 PM
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa điều chỉnh lãi suất huy động theo hai hướng ngược chiều nhau.

Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, Sacombank giảm mạnh 0,6 điểm phần trăm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1-5 tháng. Kỳ hạn 1 tháng hiện còn 3%/năm, 2 tháng còn 3,1%/năm, 3 tháng còn 3,2%/năm, 4 tháng là 3,3%/năm và 5 tháng là 3,4%/năm. Sacombank giữ nguyên lãi suất tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn 6 tháng 4,7%/năm, 7 tháng 4,8%/năm, 8 tháng 4,9%/năm, 9-11 tháng là 4,95%/năm.

Đáng chú ý với kỳ hạn dài từ 12-36 tháng, Sacombank bất ngờ tăng mạnh. Cụ thể, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 12 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm lên 5,2%/năm. Kỳ hạn 13 tháng tăng 0,4 điểm phần trăm lên 5,4%/năm. Kỳ hạn 15 tháng tăng 0,45 điểm phần trăm lên 5,5%/năm, 18 tháng tăng 0,5 điểm phần trăm lên 5,6%/năm, 24 tháng tăng 0,55 điểm phần trăm lên 5,7%/năm.

Đặc biệt, Sacombank cũng tăng lãi suất huy động trực tuyến thông thường kỳ hạn 36 tháng thêm 1%/năm, từ mức 5,2% lên 6,2%/năm.

Khảo sát mặt bằng lãi suất trên thị trường ngân hàng trong nước cho thấy, làn sóng giảm lãi suất tiết kiệm vẫn chưa dừng lại trong nửa đầu tháng 1/2024. Một số ít đơn vị điều chỉnh tăng song xu hướng giảm lãi suất là chủ đạo và diễn ra trên diện rộng.

Theo đánh giá của các công ty chứng khoán, năm nay ngân hàng còn ít dư địa giảm lãi huy động khi mặt bằng đã về thấp hơn giai đoạn Covid-19. Trong đó, các ngân hàng ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đã tiếp tục giảm lãi suất huy động, với mức thấp nhất còn chỉ còn 1,9% cho kỳ hạn dưới 3 tháng.

Năm 2023, lãi suất tiết kiệm giảm nhưng tiền "chảy" vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng ròng gần 1,7 triệu tỷ đồng, cao hơn khoảng 700.000 tỷ đồng so với giai đoạn trước. Đến 31/12/2023, hơn 13,5 triệu tỷ đồng nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp gửi tại ngân hàng, tăng 14% so với năm 2022 và cao nhất từ trước đến nay.

Chủ đề: Cổ phiếu ngân hàng,
  • Hé lộ các ngân hàng được hưởng lợi từ Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất

    Hé lộ các ngân hàng được hưởng lợi từ Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới nhất

    Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7 có những thay đổi chính như giảm tỷ lệ sở hữu tại một ngân hàng (nhưng không áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài).; giảm hạn mức cấp tín dụng và do đó giảm rủi ro tập trung; kéo dài thời hạn nắm giữ bất động sản do xử lý nợ; qui định về quyền/lợi ích khi tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Hé lộ 16 cổ đông nắm trên 97% vốn điều lệ PGBank

    Hé lộ 16 cổ đông nắm trên 97% vốn điều lệ PGBank

    Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã: PGB) ngày 19/9 đã công bố thông tin cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ, ghi nhận 16 cổ đông sở hữu 409 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 97%....

  • LPBank muốn mua 5% vốn FPT

    LPBank muốn mua 5% vốn FPT

    Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, LPB) vừa bổ sung, cập nhật tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 22/9 tới đây.

  • Hé lộ tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại 3 ngân hàng Big 4

    Hé lộ tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại 3 ngân hàng Big 4

    Mới đây, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã cập nhật số liệu mới nhất về tỷ lệ sở hữu cổ phần của khối ngoại tại 3 ngân hàng Big 4 là BIDV, VietinBank và Vietcombank tính đến ngày 16/9.

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.