Theo bộ phận nghiên cứu, phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta (Yuanta Research), các quy định sửa đổi nhằm mục đích tăng tính ổn định của hệ thống ngân hàng.
Theo đó, luật mới giúp giảm thiểu rủi ro tập trung/kiểm soát ngân hàng. ▪Quy định về hạn mức cấp tín dụng sẽ tác động đến tăng trưởng tín dụng, nhưng có thể không quá lớn vì sẽ giảm theo lộ trình thay vì một lần.
Luật mới cũng qui định điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nhận tiếp quản và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Các ngân hàng sẽ nhận tham gia tái cơ cấu bao gồm: HDB, MBB, VCB, và VPB.
Cụ thể, một trong những thay đổi của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) liên quan tới quy định giảm trần sở hữu tại ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ sở hữu tối đa của các cổ đông tổ chức, cổ đông và người liên quan sẽ giảm, nhưng không áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Giới hạn trần sở hữu mới tại một ngân hàng sẽ là cá nhân: tối đa 5% vốn điều lệ (không đổi); tổ chức: tối đa 10%; cổ đông và người có liên quan: tối đa 15%; cổ đông lớn và người có liên quan không được sở hữu quá 5% của tổ chức tín dụng khác.
Theo Yuata Research, đây là qui định hợp lý nhằm tránh rủi ro tập trung, nhưng không thay đổi tỷ lệ sỡ hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng.
Thứ hai là hạn chế mới về hạn mức cấp tín dụng cho khách hàng và người có liên quan. Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ theo lộ trình diễn ra trong 5 năm thay vì một lần. “Qui định này hướng tới sự an toàn hệ thống, nhưng có thể hạn chế tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc giảm theo lộ trình cũng phần giảm tác động. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các ngân hàng, nhưng chúng tôi cho rằng các ngân hàng TMCP Nhà nước và NH tư nhân tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém (như HDB, MBB, VPB) có thể ít bị ảnh hưởng hơn”, Yuata Research đánh giá.
Thứ ba là quy định về nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ có một thay đổi là kéo dài thời hạn nắm giữ bất động sản do xử lý nợ lên 5 năm, thay vì 3 năm. Việc gia hạn thời gian nắm giữ bất động sản liên quan đến xử lý nợ sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian để giải quyết các thách thức liên quan đến xử lý nợ xấu.
Thứ tư là các ngân hàng có tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu là dự án bất động sản đã được thu giữ/ hoặc đang chuyển nhượng theo Nghị quyết 42/2017/QH14 trước ngày hiệu lực của Luật này nhưng chưa xử lý xong, thì được tiếp tục áp dụng Nghị quyết 42 từ ngày 1/1/2024 cho đến khi xử lý xong. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các ngân hàng ví dụ như STB, theo Yuata Research.
Thứ năm là cấm ngân hàng bán bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Các ngân hàng có thu nhập phí chủ yếu đến từ bancassurance (ví dụ: LPB, EIB, ACB, STB, MBB) có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều, Yuata Research nhận định.
Ngoài ra, điểm đáng chú ý liên quan đến quyền lợi của những ngân hàng sẽ tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, bao gồm: sẽ không phải hợp nhất báo cáo tài chính của các ngân hàng yếu kém (không ảnh hưởng đến CAR, LDR); tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 50%; được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ,…
Theo đó, Yuata Research khuyến nghị MUA cổ phiếu đối với HDB, MBB, VCB, và VPB, đây là những ngân hàng sẽ tham gia vào việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và do đó sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi (ví dụ: hạn mức tín dụng cao, mở rộng mạng lưới,…)
-
Ngân hàng hạ giá khoản nợ hàng trăm tỷ đồng của chủ khu vui chơi giải trí bỏ hoang ở Bình Thuận
Giá khởi điểm đấu giá khoản nợ khu du lịch Suối Cát lần này là 198 tỷ đồng (giảm 12 tỷ đồng so với lần rao bán hồi tháng 10/2023).
-
Sacombank báo lãi kỷ lục, có gần 29.000 tỷ đồng lợi nhuận chờ chia cổ tức
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB) vừa ước tính lợi nhuận trước thuế quý IV/2024 đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank ước đạt trên 12.700 tỷ đồng, vượ...
-
Sacombank dự kiến lợi nhuận cao nhất trong lịch sử ngân hàng vào năm 2024, đạt trên 12.700 tỷ đồng
Sacombank dự kiến sẽ đạt lơi nhuận cao nhất trong lịch sử ngân hàng vào năm 2024, ước tính hơn 12.700 tỷ đồng.
-
Sacombank hạ sâu giá bán khoản nợ gần 6.000 lượng vàng SJC
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB) tiếp tục rao bán đấu giá toàn bộ khoản nợ đã quá hạn của CTCP Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn (APT) được hình thành từ năm 2009. Khoản nợ bao gồm hai hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng tín...