Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập đến trong công điện mới đây về tháo gỡ vướng mắc về đất đai, VLXD để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc.
“Các dự án cao tốc là công trình quốc gia, phục vụ lợi ích chung cả nước, vì vậy chủ tịch các tỉnh, thành phải dành sự ưu tiên cao nhất về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ dự án. Địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn, thiếu vật liệu cho dự án”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm toàn diện về nhu cầu vật liệu thi công (gồm đất, đá, cát đắp nền) cho các dự án cao tốc; có biểu đồ nhu cầu vật liệu theo tiến độ dự án đến năm 2024.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp toàn bộ trữ lượng mỏ cát đắp nền và công suất khai thác từng năm; phân quyền thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng có chỉ đạo về giá vật liệu xây dựng. Theo đó, giá vật liệu xây dựng cần được quản lý chặt, không để nâng giá, ép giá, bán cao hơn với mức giá được địa phương công bố.
Hàng loạt dự án trọng điểm thiếu VLXD
Năm 2023, toàn quốc đang và sẽ triển khai hàng loạt công trình liên vùng với tính chất trọng điêm quốc gia có thể kế đến như như tuyến Bắc - Nam phía Đông và các tuyến đường vành đai ở 2 thành phố lớn nhất cả nước. Một trong nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các công trình này là nguồn cung VLXD không đủ để phục vụ thi công.
Tiêu biểu, 2 dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây (cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1) với chiều dài 200 km đi qua Bình Thuận, Đồng Nai chỉ còn 1 tháng nữa là đến hạn phải hoàn thành, thông xe nhưng đang đứng trước nguy cơ trễ hẹn do thiếu hụt nguồn VLXD cần thiết (đất đắp nền). Chính phủ đã ban hành các nghị quyết gỡ vướng cho việc cung ứng VLXD phục vụ thi công dự án nhưng vẫn khó có thể tiếp tục triển khai do các vướng mắc xung quanh thủ tục pháp lý, sự chấp thuận của các Bộ, ngành.
Hàng loạt dự án đình trệ do thiếu nguồn VLXD cần thiết. Ảnh minh họa
Một dự án khác cũng đang thiếu hụt nguồn cung VLXD trầm trọng là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối khu vực Miền Tây. Được biết, dự án yêu cầu khoảng khoảng 18,5 triệu m3 cát đắp để thi công đoạn tuyến dài dài 110km. Trong thời điểm khan hiếm nguồn cung, Bộ GTVT đã đề nghị An Giang, Đồng Tháp, mỗi địa phương bố trí 7 triệu m3 và Vĩnh Long 5 triệu m3 cát . Tuy nhiên đến nay dự ám mới được cân đối khoảng 3 triệu m2 dất cát (16% nhu cầu và 24% theo chỉ đạo của Bộ GTVT). Đáng chú ý, nhà thầu cũng chưa được tiếp cận số đất được bố trí do các vướng mắc về thủ tục.
Tương tự, dự án Vành đai 3 TP.HCM dài 76 km sẽ khởi công vào tháng 6 tới cũng nguy cơ chậm tiến độ do thiếu nguồn cung cát đắp nền. Tổng nhu cầu vật liệu cho công trình này ước tính gần 15 triệu m3, song các đơn vị tính toán nguồn mới đảm bảo 8 triệu m3 cát. Để đảm bảo vật liệu cho tuyến đường, TP.HCM đã đề nghị các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp hỗ trợ, đặc biệt là cát san lấp.
-
Miền Tây sắp đón dòng vốn 94.000 tỉ đồng để đầu tư 16 công trình hạ tầng
16 dự án được đề xuất triển khai tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm các tuyến đường ven tỉnh, đường kết nối liên vùng và đê chống sạt lở, hồ trữ nước,… với tổng kinh phí dự kiến lên tới 94.300 tỉ đồng.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....