16 dự án được đề xuất triển khai tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm các tuyến đường ven tỉnh, đường kết nối liên vùng và đê chống sạt lở, hồ trữ nước,… với tổng kinh phí dự kiến lên tới 94.300 tỉ đồng.

94.300 tỉ đồng để triển khai 16 công trình hạ tầng ở ĐBSCL. Ảnh minh họa

16 dự án trên do bộ Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng 13 tỉnh, thành miền Tây thống nhất đề xuất và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cuộc họp về phát triển vùng ĐBSCL mới diễn ra gần đây.

Các dự án tiêu biểu bao gồm: xây dựng 415 km đường ven biển liên vùng đi qua 7 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, với tổng mức đầu tư gần 43.000 tỉ đồng.

Bộ GTVT đề xuất 7.160 tỉ đồng để nâng cấp, cải tạo các tuyến đường: quốc lộ 53 (46 km), quốc lộ 62 (77 km) và đường Nam sông Hậu (142 km).

Bộ NN&PTNT muốn làm 3 dự án tổng vốn gần 6.620 tỉ đồng, gồm: cải tạo hệ thống kênh chuyển nước từ sông Hậu về bán đảo Cà Mau; cải tạo hệ thống kênh liên tỉnh khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu; kết nối hệ thống thủy lợi Bảo Định - Gò Công - Tân Trụ (Long An).

TP.Cần Thơ muốn đầu tư gần 9.800 tỉ đồng cho dự án Phát triển bền vững thích ứng biến đổi khí hậu, gồm các hợp phần: mở rộng 10,2 km quốc lộ 61C (đoạn qua địa bàn), đường kết nối Ô Môn - Thới Lai - Giồng Riềng dài 22,5 km, xây cầu Ô Môn qua sông Hậu kết nối Cần Thơ với Đồng Tháp.

Vinh Long đề xuất hoàn thiện đê bao sông Măng Thít (giai đoạn 2) vốn hơn 4.150 tỉ đồng; Hậu Giang cần 3.888 tỉ đồng nâng cấp mở rộng quốc lộ 61C dài hơn 37 km; Đồng Tháp cần 4.260 tỉ đồng nâng cấp hạ tầng đường bộ khu vực nam sông Tiền; An Giang muốn xây hệ thống hồ trữ ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên với kinh phí 2.660 tỉ đồng.

Tổng kinh phí để triển khai các dự án này khoảng 94.300 tỉ đồng. Nguồn vốn này dự kiến sẽ huy động từ vốn vay quốc tế (2,8 tỉ USD) và vốn đối ứng khoảng 28.000 tỉ đồng.

Bộ KH-ĐT kiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế cấp phát 90% và cho vay lại 10% đối với dự án của địa phương; ủy quyền cho các tỉnh, thành làm cơ quan chủ quản các dự án quốc lộ... Dự kiến các dự án được phê duyệt trong năm 2023 tiến tới quyết định đầu tư trong năm sau (2024).

Với mục tiêu tăng cường liên kết vùng, thích ứng biến đổi khí hậu, đồng thời tạo được động lực phát triển cho các địa phương, các dự án trên sẽ hiện thực hóa Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bắc Cơ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.