Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến nay đã hoàn thành 70% khối lượng công việc, tuyến chính đã hoàn thành 80-90%. Ảnh: Hà Anh Chiến
UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã có văn bản chấp thuận gia hạn 4 dự án cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp trên địa bàn huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ để phục vụ xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Lãnh đạo tỉnh giao các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông - Vận tải; các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ; Ban Quản lý dự án Thăng Long xác định khối lượng còn lại của 4 mỏ đất và cần thiết để phục vụ xây dựng dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỉ đồng, thi công quãng đường dài 99km, đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 51,3km, còn lại thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận. Dự án khởi công tháng 9/2020 và theo kế hoạch sẽ thông tuyến vào cuối năm 2022. Dự án sau đó được chấp thuận lùi tiến độ đến 30/4/2023 tuy nhiên gặp phải khúc mắc vì các mỏ cấp vật liệu xây dựng đã hết hạn khai thác.
Đến cuối năm 2022, dự án đã triển khai 77% khối lượng công việc, quá trình thi công tiến độ còn lại gặp nhiều khó khăn trong đó khúc mắc lớn nhất là thiếu 620.000m2 đất đắp nền. Hiện nay, nhiều hạng mục như cầu vượt, đường ngang dân sinh thuộc địa phận Đồng Nai chưa thể triển khai thi công do thiếu vlxd.
Bộ GTVT sau đó đã có văn bản gửi đến Chính phủ kiến nghị gia hạn các mỏ đất nói trên để phục vụ thi công dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Nếu không được gia hạn khai thác thì dự án không thể hoàn thành vào ngày 30/4 như kế hoạch.
Đến ngày 24/3, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ GTVT, Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc giải quyết vướng mắc trong cung cấp vật liệu san lấp tại dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Thiếu vật liệu xây dựng khiến 2 dự án cao tốc Bắc - Nam đứng trước nguy cơ trễ hẹn lần 2. Ảnh minh họa
Tương tự với cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, đoạn tuyến Vĩnh Hảo – Phan Thiết của cao tốc Bắc – Nam cũng đang đứng trước nguy cơ trễ hẹn hoàn thành vào 30/4 tới đây do thiếu đất đắp nền. Cụ thể, cao tốc dài 100km qua Bình Thuận hiện đã hoàn thành 90% khối lượng công việc nhưng vẫn khó có thể thi công 10% còn lại do thiếu đến 920.00 m3 đất đắp nền.
Dù Chính phủ đã có nghị quyết cho phép địa phương cấp lại giấy phép khai thác 6 mỏ đất để tiếp tục thi công cao tốc nhưng Bình Thuận vẫn chưa thể triển khai do gặp khó khăn về thủ tục. Tỉnh Bình Thuận cho biết nếu cấp mới giấp phép sẽ yêu cầu ít nhất 6 tháng để hoàn thành thủ tục, còn phương án gia hạn giấy phép lại không được Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng tình.
-
Cách vạch đích 1 tháng, cao tốc 100km qua Bình Thuận cần thêm 6 tháng mới có đất đắp 10% dang dở
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đình trệ 3 tháng vì thiếu đất đắp nền gây thiệt hại khoảng 30 tỉ đồng. Tỉnh Bình Thuận lo ngại dự án sẽ phải "đắp chiếu" thêm 6 tháng do vướng mắc về thục tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu để thi công 10% khối lượng còn lại.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.
-
Khẩn trương mở rộng cao tốc nối TP.HCM với miền Tây lên 6 – 8 làn xe
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được mở rộng lên 6 – 8 làn xe nhằm đảm bảo kết nối giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh thành miền Tây.
-
Thủ tướng: Mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000km cao tốc, xuyên suốt từ Cao Bằng tới Cà Mau
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau, đây cũng là mục tiêu có tính chất pháp lệnh, đã được đưa vào Nghị quyết của Đảng, Quốc hội....