Trong văn bản mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
Theo HoREA, thị trường nhà ở vẫn đang rất thiếu nguồn cung dự án dẫn đến rất thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở. Kể từ năm 2020 đến nay, phân khúc nhà ở cao cấp chiếm đa số trên thị trường, nhưng lại rất thiếu nhà ở thương mại giá vừa túi tiền (dưới 3 tỷ đồng/căn) và rất thiếu nhà ở xã hội.
Sự mất cân đối này đã đẩy giá nhà liên tục tăng cao và duy trì ở mức “neo giá”, vượt xa khả năng tài chính của phần lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp tại khu vực đô thị, khiến việc sở hữu nhà trở nên ngày càng khó khăn.
HoREA đề xuất Quốc hội xem xét ban hành “Nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Để tái cấu trúc và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo hướng lành mạnh, bền vững, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), đề xuất hai đột phá chiến lược.
Thứ nhất, cần phát triển mạnh nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, nhằm đáp ứng nhu cầu của phần lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp.
Thứ hai, , là đột phá trong phát triển nhà ở xã hội, hướng tới mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030, đồng thời tiếp tục mở rộng sau năm 2030. Đây là giải pháp cốt lõi để đảm bảo an sinh xã hội, ổn định thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Do đó, để thúc đẩy phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030 thì Quốc hội cần xem xét ban hành “Nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội”.
Nghị quyết này bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ do một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm để rút ngắn thời gian thực hiện quy trình, thủ tục hành chính. Hiệp hội đề nghị “việc quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chuẩn bị hồ sơ và trình UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư mà không phải thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư”.
Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng cần bổ sung quy định cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất và quy mô dân số lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn hiện hành. Điều này có thể tăng thêm tối đa 50% số lượng căn hộ nhà ở xã hội so với dự án nhà ở thương mại trên cùng quy mô diện tích đất dự án, để sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả để phát triển nhà ở xã hội.
Về việc vay vốn ưu đãi để thuê, mua nhà ở xã hội, ông Châu đánh giá mức vay tối đa 6,6%/năm là quá cao và cần phải hạ xuống mức 4,7% là hợp lý.
Hiệp hội cũng đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định “Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 3% và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 6%” để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê.
Hưởng ứng Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 đã có 15 Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn đăng ký tham gia với hơn 1,5 triệu căn hộ. Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương bố trí đủ quỹ đất và thực hiện nhiều phương thức để tạo lập quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhất là tạo điều kiện để nhà đầu tư thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất phù hợp quy hoạch và phương thức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
-
Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu có ảnh hưởng đến điều kiện mua nhà ở xã hội?
Cử tri tỉnh Đồng Nai hỏi đối với người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và công nhân, khi mức lương cơ sở được nâng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng thì điều kiện về thu nhập để được mua nhà ở xã hội này có được điều chỉnh lên theo không?
-
TP.HCM dự kiến khởi công 8 dự án nhà ở xã hội quy mô gần 8.000 căn trong năm nay
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong năm 2025 thành phố dự kiến có 4 dự án hoàn thành với 3.000 căn và 8 dự án khởi công với 7.945 căn.
-
Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân làm nhà ở xã hội sẽ tốt hơn?
Theo chuyên gia, khi Chính phủ giao chỉ tiêu và đốc thúc theo dõi chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt, chắc chắn trong tương lai chúng ta sẽ có hàn triệu căn nhà ở xã hội. Để thực hiện được, cần huy động mọi nguồn lực kể cả Nhà nước lẫn xã hội, kể cả phân khúc nhà ở giá rẻ hay cao cấp.








-
Lao động tự do xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi đang nuôi con nhỏ và đi bán rau ngoài chợ, là đối tượng thu nhập thấp không có hợp đồng lao động. Tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội, tuy nhiên UBND xã từ chối xác nhận thu nhập với lý do không xác minh được thu nhập của tôi....
-
Rà soát quỹ đất 20% trong dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang chủ trì phối hợp với các địa phương trên cả nước tiến hành rà soát việc bố trí quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển nhà ở xã hội theo đúng quy định pháp luật và tiến độ Đề ...
-
Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam dự kiến hoàn thành 72.200 căn hộ vào năm 2030
Mới đây, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức cuộc gặp mặt doanh nhân quý I/2025 với chủ đề “Chia sẻ thông tin – Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển”, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh....