UBND TP chỉ đạo các xã/phường mới rà soát, đề xuất triển khai tiếp theo đối với các dự án đầu tư công mới chưa bố trí vốn, hoàn thành trong quý 3/2025.
Theo tổng hợp, hiện các cấp huyện đang thực hiện tổng cộng 27.845 dự án. Trong đó, khối quận có 4.630 dự án, khối huyện có 23.215 dự án. Tổng số dự án/nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (gồm cả cấp TP, cấp huyện, cấp xã) là 24.584 dự án, với tổng kế hoạch vốn trung hạn đã bố trí là 273.989 tỷ đồng.
Với việc tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, UBND TP kiến nghị HĐND TP thống nhất chuyển chủ đầu tư các dự án theo nguyên tắc: giao UBND các xã, phường mới làm chủ đầu tư với dự án cấp xã và cấp huyện. Với các dự án nằm trên địa bàn hai xã/phường, đề xuất giao cho một xã/phường làm chủ đầu tư. Riêng với các dự án cấp TP, bao gồm cả dự án sử dụng ngân sách cấp huyện, nếu đã hoàn thành hoặc đang trong giai đoạn quyết toán cũng sẽ giao cho xã/phường mới tiếp nhận.
Dự kiến, sau khi chuyển chủ đầu tư, sẽ có 12 dự án thuộc trách nhiệm cấp TP; còn lại 27.764 dự án/nhiệm vụ được giao cho các xã, phường mới làm chủ đầu tư.
TP cũng đề xuất phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021–2025 với tổng số vốn là 388 tỷ đồng cho 4 dự án gồm: Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội; Dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai); và hai dự án cải tạo quảng trường phía Đông hồ Hoàn Kiếm và quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (quận Hoàn Kiếm).
Ngoài ra, TP cũng đề xuất bổ sung kế hoạch vốn trung hạn và vốn năm 2025 thêm 582 tỷ đồng cho công tác quyết toán dự án cấp huyện chuyển sang cấp TP sau sắp xếp.
Với các dự án chịu ảnh hưởng do không còn tổ chức chính quyền cấp huyện, tổng số dự án trụ sở như nhà văn hóa, trung tâm y tế, truyền thanh cấp xã, huyện… là 1.207, trong đó có 289 dự án đã được bố trí vốn năm 2025. TP đề xuất dừng triển khai các dự án này và giao lại kế hoạch vốn để tái phân bổ khi có hướng xử lý chính thức.
Đáng chú ý, báo cáo cho thấy tổng nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành các nhiệm vụ, dự án sau khi sắp xếp chính quyền địa phương hai cấp là 326.391 tỷ đồng. Trong đó, các dự án cấp TP cần bổ sung 143.974 tỷ đồng; cấp huyện 182.266 tỷ đồng; cấp xã là 151 tỷ đồng.
Trước yêu cầu lớn về nguồn lực đầu tư, UBND TP chỉ đạo các xã/phường mới rà soát, đề xuất triển khai tiếp theo đối với các dự án đầu tư công mới chưa bố trí vốn, hoàn thành trong quý 3/2025. Đồng thời, việc đầu tư mới phải tuân thủ Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, đặc biệt các điều cấm và điều kiện quyết định chủ trương đầu tư được quy định rõ trong Luật, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, có khả năng cân đối vốn và hiệu quả sử dụng đầu tư.
-
Chi tiết nơi đặt trụ sở chính thức của 126 xã, phường mới của Hà Nội sau sắp xếp
Ngày 25/6, UBND TP. Hà Nội đã chính thức ban hành thông báo số 729/TB-UBND về việc xác định trụ sở làm việc của các đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau khi thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Ngày 19/8 tới đây, Hà Nội sẽ chính thức khởi công cầu Trần Hưng Đạo – siêu dự án hạ tầng mang tính biểu tượng, được kỳ vọng sẽ tái định hình cục diện giao thông và thúc đẩy Long Biên “lột xác” trở thành trung tâm đô thị mới phía Đông Thủ đô.
-
Ngõ nhỏ tại Hà Nội sắp được mở rộng gấp 10 lần để làm đường dẫn cho cây cầu gần 20.000 tỷ đồng
Ngõ 310 Nghi Tàm, một trong những tuyến ngõ nhỏ chật hẹp và thường xuyên ùn tắc tại khu vực Tây Hồ sắp được mở rộng lên 48m, gấp gần 10 lần so với hiện trạng, để trở thành tuyến đường dẫn chính cho cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu có tổng mức đầu tư lớn nhất trong các cây cầu bắc qua sông Hồng hiện nay tại Hà Nội.






-
Bảng giá đất bị “thổi” cao, nguy cơ thị trường bất động sản vỡ bong bóng
Thị trường bất động sản hiện nay không còn là nơi đáp ứng nhu cầu ở thực, mà trở thành “sân chơi” đầu cơ, nơi giá đất được đẩy lên qua từng lần mua đi bán lại. Nhiều nơi, bảng giá đất được xác lập từ giao dịch đầu cơ, rủi ro vỡ bong bóng là điều khó ...
-
Sở Xây dựng TP.HCM cho ý kiến về 442 khu đất muốn thí điểm dự án nhà ở
Sở Xây dựng TP.HCM vừa cho ý kiến về quy hoạch đối với 442 khu đất dự kiến làm nhà ở thương mại thí điểm theo Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội. TP Thủ Đức cũ có nhiều khu đất nhất.
-
Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng trở lại
Sau quãng trầm lắng kéo dài vì đại dịch, bất động sản nghỉ dưỡng đang dần khởi sắc trở lại, với sự phân hóa rõ nét giữa các địa phương. Trong cuộc đua hút vốn đầu tư và khách du lịch, một số địa phương đã bắt đầu vươn lên rõ nét......