Ngõ 310 Nghi Tàm sẽ là điểm kết nối của cầu Tứ Liên với trung tâm Hà Nội - Ảnh Lê Toàn/An ninh Tiền tệ
Ngõ 310 Nghi Tàm hiện có chiều rộng chỉ khoảng 5m, nằm giữa khu dân cư đông đúc, đầu ngõ kết nối với đường Nghi Tàm (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ), còn cuối ngõ là khu vực đất nông nghiệp.
Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có quy mô 6 làn xe, đóng vai trò là trục giao thông huyết mạch nối cầu Tứ Liên với trung tâm thành phố, rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm Hà Nội sang phía Bắc sông Hồng.
Theo thiết kế, cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 5,2km, rộng 43m, bắt đầu từ nút giao đường Nghi Tàm – Âu Cơ (quận Tây Hồ), vượt qua sông Hồng và đê tả Hồng, kết thúc tại nút giao Quốc lộ 5 kéo dài, đi qua địa bàn quận Tây Hồ, huyện Đông Anh và một phần quận Long Biên. Dự án chính thức được khởi công vào tháng 5/2025, với thời gian thi công dự kiến kéo dài đến năm 2027.
Tổng mức đầu tư cho toàn bộ công trình lên tới gần 20.000 tỷ đồng, cao hơn 1,5 lần so với cầu Nhật Tân và gấp 3 lần cầu Thanh Trì. Dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công và vốn đối ứng từ nhà đầu tư.
Việc thông xe cầu Tứ Liên và hoàn thiện tuyến đường dẫn rộng 48m không chỉ giúp giảm tải áp lực giao thông khu vực phía Tây Bắc Thủ đô, mà còn là bước tiến quan trọng trong quy hoạch phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng, theo định hướng mở rộng Thủ đô về phía Đông và Đông Bắc.
Hiện tại, các mốc giới phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua ngõ 310 Nghi Tàm đã được thiết lập. Chính quyền địa phương đang tích cực triển khai các bước tiếp theo để đảm bảo tiến độ.
Cầu Tứ Liên cùng với những cây cầu khác như cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Vĩnh Tuy 2…, được quy hoạch, Hà Nội đang từng bước hoàn thiện mạng lưới cầu qua sông Hồng nhằm khép kín hệ thống giao thông và đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị trong dài hạn.
-
Hà Nội xem xét áp dụng mức bồi thường cao nhất khi xây lại chung cư cũ, chỉnh trang đô thị
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị quyết của HĐND TP về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với những hộ dân nằm trong các dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị hoặc xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn. Đáng chú ý, trong trường hợp cấp bách, thành phố đề xuất áp dụng mức hỗ trợ và bồi thường cao nhất theo quy định tại Luật Đất đai 2024.
-
Huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng chiến lược kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 17/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội.
-
Bất động sản 24h: Chính thức khởi công cầu Tứ Liên, hoàn thành trong 24 tháng
Chính thức khởi công cầu gần 20.000 tỷ, biểu tượng mới của Thủ đô; Tin vui cho người dân huyện Củ Chi; Trình Quốc hội dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku gần 44.000 tỷ đồng... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.







-
Nhiều dự án tại Hà Nội được miễn tiền thuê đất tới 30 năm, thậm chí toàn bộ thời gian thuê nếu đáp ứng tiêu chí này
Hàng loạt dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội sắp được “cởi trói” chi phí mặt bằng nhờ chính sách miễn tiền thuê đất kéo dài tới 30 năm, thậm chí là toàn bộ thời gian thuê, nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định mới của thành phố....
-
Biệt thự, nhà liền kề Hà Nội quý 2/2025: Tây Hồ, Long Biên dẫn đầu nguồn cung mới; giá khu trung tâm chạm ngưỡng 400 triệu đồng/m2
Theo báo cáo mới nhất từ Avison Young, thị trường biệt thự và nhà liền kề tại Hà Nội trong quý 2/2025 ghi nhận nguồn cung mới chủ yếu đến từ các đại đô thị phía Đông và Tây. Giá bán có xu hướng tăng nhẹ tại các dự án pháp lý minh bạch, một số dự án c...
-
Giá căn hộ cao cấp Hà Nội tăng vọt, ven đô tiệm cận trung tâm
Từ mức giá hơn 100 triệu đồng mỗi mét vuông vốn chỉ thấy tại quận trung tâm, nay hàng loạt dự án ven đô cũng đang tiệm cận ngưỡng này.