Hướng tuyến Đặng Thai Mai - Ảnh Báo Lao động.
Tuyến đường Đặng Thai Mai có tổng chiều dài 1,26km, điểm đầu giao với đường Xuân Diệu, điểm cuối tại khu biệt thự Tây Hồ. Với quy mô mặt cắt ngang từ 20,5m đến 93,6m, tuyến đường bao gồm đường xe chạy, hè đường, hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng, cây xanh và trục cảnh quan sinh thái.
Dự án có tổng mức đầu tư 552,697 tỷ đồng, sử dụng ngân sách quận Tây Hồ (165 tỷ đồng) và ngân sách Thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2026.
Để triển khai dự án, quận Tây Hồ cần thu hồi tổng diện tích 49.317m2 đất với 183 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng. Trong đó, quận dự kiến bố trí tái định cư cho 49 hộ và tổng kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) ước tính đạt 391,431 tỷ đồng.
Ngày 18/12/2024, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định số 2205/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch và tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư, với mục tiêu hoàn tất GPMB vào tháng 6/2025, đảm bảo dự án hoàn thành đúng kế hoạch vào tháng 6/2026.
Tuyến đường Đặng Thai Mai đóng vai trò chiến lược trong việc kết nối giao thông khu biệt thự Tây Hồ, Phủ Tây Hồ và các địa điểm quan trọng khác. Ngoài việc giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông vào các dịp lễ, Tết và sự kiện lớn, dự án còn hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái từ Hồ Tây đến Cổ Loa, phù hợp với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Đặc biệt, khi tuyến đường này đưa vào vận hành sẽ hoàn thiện hạ tầng giao thông khu vực bán đảo Quảng An, nơi sẽ xây dựng nhà hát Opera lớn nhất cả nước. Theo phương án đã được UBND quận Tây Hồ đưa ra lấy ý kiến nhân dân hồi tháng 7/2022, nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An có diện tích khoảng 13.000m2, thiết kế nổi trên mặt hồ Đầm Trị, tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.
Song song với dự án Đặng Thai Mai, Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng khác nhằm nâng cao hạ tầng đô thị. Tiêu biểu, tuyến đường Xuân Diệu tại quận Tây Hồ đã được cải tạo và đưa vào sử dụng, giúp giảm áp lực giao thông khu vực. Ngoài ra, kế hoạch xây dựng đường Vành đai 4 và mở rộng các tuyến đường huyết mạch khác cũng đang được triển khai mạnh mẽ.
-
Bất động sản 24h: Dự kiến khởi công 3 cầu vượt sông Hồng vào tháng 5/2025
Đồng Nai có thêm 672ha đất cụm công nghiệp; Hà Nội chốt thời điểm khởi công 3 cây cầu vượt sông Hồng trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng; Thanh Hoá đặt mục tiêu giải phóng mặt bằng 686 dự án trong năm 2025... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Khởi công khu đô thị hơn 1.400 tỷ đồng tại Nghệ An
Sáng ngày 12/01, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Trí Dương (Tri Duong Group) đã khởi công Khu đô thị ven sông Vinh thuộc phường Vinh Tân (TP. Vinh, Nghệ An) với tổng vốn đầu tư 1.440 tỷ đồng.
-
Hà Nội chốt thời điểm khởi công 3 cây cầu vượt sông Hồng trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội, trong năm 2025 dự kiến khởi công 12 dự án. Trong số đó, có 3 cây cầu gồm Cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo dự kiến khởi công vào tháng 5/2025.
-
Khởi công tuyến đường gần 1.300 tỷ đồng đi qua huyện Đan Phượng
Sáng ngày 15/1, UBND huyện Đan Phượng đã chính thức khởi công tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường vành đai 3,5 đến kênh Đan Hoài.
-
Tin vui cho người lao động thu nhập thấp tại Hà Nội
UBND Hà Nội vừa phê duyệt cập nhật danh mục 72 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị (đợt 4). Trong đó, thành phố bổ sung thêm 8 dự án nhà ở xã hội, tương đương gần 1.600 căn.
-
Quy định mới từ 15/1 cho tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, người tham gia giao thông cần lưu ý
Sở Giao thông vận tải Hà Nội mới đây đã có văn bản thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông một chiều trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 15/1/2025....