Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Cầu Tứ Liên bắt đầu từ xã Đông Hội, huyện Đông Anh sang đường Nghi Tàm quận Tây Hồ (khu vực khách sạn Thắng Lợi).
Cầu có chiều dài toàn tuyến là 11,5km, trong đó cầu chính và đường dẫn 2 đầu cầu dài khoảng 5,5km; đường nối đến cầu trên địa bàn huyện Đông Anh dài khoảng 6km. Tổng mức đầu tư ước tính là 22.000 tỷ đồng.
Khi cây cầu này đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có nhiều dự án bất động sản hưởng lợi như: Dự án Eurowindow River Park, Vinhomes Cổ Loa, Imperia Signature Cổ Loa, Masteri Grand Avenue...
Cầu Ngọc Hồi có điểm đầu kết nối với điểm cuối dự án Vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối nối với Vành đai 3,5 trên địa phận huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).
Cây cầu có chiều dài dự kiến 6,5km, rộng 80m, tốc độ thiết kế 80km/h. Địa điểm thực hiện dự án tại các huyện Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Cầu được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công của TP. Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và hỗ trợ của Trung ương với tổng mức đầu tư dự kiến 11.700 tỷ đồng.
Khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, nhiều dự án bất động sản xung quanh sẽ có lợi thế về giao thông như: Vinhomes Đại An, Vinhomes Dream City, Khu đô thị Ecopark…
Cầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông, điểm cuối giao với đường Vũ Đức Thuận.
Cầu chính dài 900m, gồm 6 nhịp. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 5,5km, đi qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Mỗi chiều cầu có hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp.
Tổng mức đầu tư của cầu Trần Hưng Đạo dự kiến khoảng 14.500 tỷ đồng.
Khi dự án hoàn thành, một số dự án bất động sản sẽ được hưởng lợi như: Khu đô thị Vinhomes Global Gate, Dự án The Continental – Imperia Signature, Khai Sơn City, HC Golden City, KĐT Việt Hưng, KĐT Sài Đồng, Vinhomes Riverside...
Được biết, theo quy hoạch từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ có tổng cộng 17 cây cầu vượt sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi kết nối liền mạch giữa các trung tâm kinh tế - chính trị; giữa các vùng địa phương và các đô thị vệ tinh. Hiện đã có 7 cầu được xây dựng gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh. Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tập trung lập kế hoạch xây dựng 9 cây cầu mới, bao gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Thăng Long mới, cầu Mễ Sở, cầu Phú Xuyên... |
-
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định sẽ có 18 cầu vượt sông Hồng (6 cầu đang khai thác, 3 cầu đang thực hiện đầu tư, 9 cầu chưa được đầu tư), sông Đuống có 4 cầu đã được hình thành.
-
Hà Nội sắp có thêm cây cầu vượt sông Hồng hơn 3.400 tỉ đồng
Cầu vượt Vân Phúc (ranh giới hành chính giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc) với tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng sẽ được khởi động vào quý II/2024.






-
“Quân bài” nào sẽ giúp Vinhomes tạo nên doanh thu kỷ lục 180.000 tỷ trong năm nay?
Sáng 23/4, Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán VHM) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 để trình cổ đông thông qua kế hoạch sản xuất, kinh doanh với mục tiêu doanh thu 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay....
-
Thị trường Hà Nội: Căn hộ mới chạm đỉnh
Trong khi giá bán căn hộ sơ cấp tại Hà Nội tiếp tục tăng vọt, ghi nhận mức tăng trung bình 22%/năm trong 5 năm qua, thì thị trường thứ cấp lại bước vào một đợt điều chỉnh giảm giá. Sự phân hóa rõ rệt này đang tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa giá...
-
Hà Nội tăng cường quản lý đất đai trong quá trình sắp xếp địa giới hành chính
Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 04/CĐ-UBND yêu cầu toàn hệ thống chính quyền tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính....