Nhiều dãy nhà trọ vắng khách thuê.
Giá thuê giảm mạnh
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong hai năm qua đã khiến thị trường nhà trọ giá rẻ cho thuê tại Hà Nội sụt giảm cả về giá thuê và tỉ lệ lấp đầy. Khách hàng của phân khúc này là những người có thu nhập thấp như công nhân, người lao động tự do, sinh viên.
Tuy nhiên, dịch bùng phát và diễn biến phức tạp khiến nhóm khách thuê này chịu tác động mạnh. Công nhân, người lao động tự do, làm việc trong các mảng dịch vụ thất nghiệp, sinh viên học online nên trả phòng trọ để trở về quê để tiết kiệm chi phí. Thời điểm giãn cách xã hội, phân khúc nhà trọ giá rẻ đã chứng kiến làn sóng trả phòng ồ ạt.
Đặc biệt, trong năm 2021, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 và tiếp tục kéo dài phức tạp đến thời điểm hiện tại đã làm trầm trọng hơn những khó khăn của thị trường này. Thực trạng trả phòng, phòng bị trống diễn ra mạnh và ngày càng phổ biến, kéo theo sự tụt dốc của giá thuê.
Những khu vực tập trung đông nhà trọ giá rẻ cho công nhân, sinh viên ở Hà Nội như khu vực Mễ Trì, Mỹ Đình, Nhân Mỹ (Nam Từ Liêm), Khương Đình, Khương Thượng, Phùng Khoang, Hạ Đình, Triều Khúc (Thanh Xuân), Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm), khu vực Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu, đường Cầu Giấy, Trần Thái Tông (Cầu Giấy), Định Công Thượng, Định Công Hạ (Hoàng Mai) … đều ghi nhận giá thuê thời điểm hiện tại giảm phổ biến 20-30% so với năm 2019. Điều đáng nói, dù giá giảm nhưng tỉ lệ lấp đầy không đáng kể.
Một số dãy nhà trọ hướng tới công nhân, người lao động tự do tại Mễ Trì, Trung Văn, Tân Mỹ, Nhân Mỹ (Nam Từ Liêm) Bùi Xương Trạch, Phùng Khoang, Triều Khúc (Thanh Xuân) vào năm 2019 có giá thuê dao động từ 1,4-1,9 triệu đồng/căn/tháng thì từ năm 2020 mức giá giảm xuống còn 1-1,5 triệu đồng/căn/tháng).
Khu vực Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu, đường Cầu Giấy, Trần Thái Tông (Cầu Giấy), nhiều chủ nhà buộc phải giảm giá thuê từ mức 2,5-2,8 triệu đồng/tháng xuống mức 2-2,4 triệu đồng/tháng. Nhiều phòng trọ ở Định Công Thượng, Định Công Hạ (Hoàng Mai), giá cũng giảm từ mức 1,8-2,2 triệu đồng/tháng xuống mức 1,5-1,9 triệu đồng/tháng.
… vẫn không có người thuê
Dù giá thuê giảm mạnh nhưng thị trường nhà trọ vẫn “đìu hiu” khách thuê. Một khảo sát cho thấy tỉ lệ lấp đầy ở nhiều khu trọ hiện chỉ đạt cao nhất khoảng 80% so với cùng kỳ những năm 2019 trở về trước. Có những khu trọ ở Cầu Giấy, Thanh Xuân – nơi tập trung nhiều trường đại học, tỉ lệ lấp đầy chỉ đạt khoảng 40-50%.
Chưa khi nào các “thiên đường nhà trọ” lại ngập tràn các biển treo cho thuê nhà như hiện nay. Dù vậy, khách hỏi thuê gần như không có. Những xóm trọ đang đìu hiu, vắng lặng hơn bao giờ hết.
Nhiều chủ trọ thất thu vì không có khách.
Ông Nguyễn Văn Hân, chủ khu trọ 18 phòng tại Triều Khúc (Thanh Xuân), cho biết hiện khu trọ của ông có 7 phòng đang trống. Khu nhà trọ của ông chủ yếu là sinh viên, vợ chồng trẻ, người trẻ mới đi làm thuê ở với mức giá 1,5-1,9 triệu đồng/phòng/tháng. Trước khi có dịch, với lợi thế giá thuê mềm, gần nhiều trường đại học ở Thanh Xuân, những căn phòng này chỉ trống nhiều nhất là 1 tuần rồi nhanh chóng có người đến thuê. Thế nhưng hiện tại, thời gian tìm khách thuê kéo dài lên tới vài tháng, đồng nghĩa với khoảng thời gian phòng bị để trống.
Trước đây, ông Hân khá kén khách khi chỉ cho sinh viên thuê. Thế nhưng thời điểm sinh viên ở quê học online do dịch bệnh, ông buộc phải mở rộng khách thuê là công nhân tại các công trường, giúp việc theo giờ, dọn vệ sinh, nhân viên chạy bàn các nhà hàng... Hiện ông Hân đã giảm giá mỗi phòng 500 ngàn đồng/tháng. Một số khách thuê là công nhân, người thu gom ve chai vẫn đang nợ ông từ 1 đến 2 tháng tiền phòng.
Hơn chục năm cho thuê phòng, đây là thời kỳ bà Phạm Thị Thanh Huyền (Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm) “thất thu” nhất với dãy phòng trọ khi 3/9 phòng trọ của bà đang không có khách thuê hai tháng nay. Những phòng còn lại có khách thì khách cũng không ở ổn định. “Có khách ở được khoảng 3 tháng thì khu phòng trọ gần nhà tôi giảm giá, giá thuê rẻ hơn nên họ lại chuyển đi. Có khách thuê mới quay lại Hà Nội làm phục vụ ở nhà hàng được vài tháng thì thành phố lại cấm bán hàng ăn tại chỗ, nhà hàng cắt giảm nhân sự, khách thất nghiệp nên trả phòng về quê. Tôi thực sự rất mệt mỏi”, bà Huyền cho biết.
-
Chuyển đổi đất vườn sang đất ở, xây nhà trọ cho thuê
Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Gia đình tôi có mảnh đất với tổng diện tích 400m2 trong đó có 75m2 đất ở và 325m2 là đất vườn với thời hạn sử dụng lâu dài.
-
Hà Nội phê duyệt đầu tư tuyến đường rộng 60m nối quốc lộ 3 với cầu gần 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất đầu tư
Dự án tuyến đường nối quốc lộ 13 đến cầu Tứ Liên sẽ được đầu tư xây dựng với chiều dài khoảng 7,9km, nền đường rộng 60m.
-
Hà Nội kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện và thị xã chỉ đạo các phòng, ban chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản trong khu vực.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.