Dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn 1, 2, 3, 4 ở hạ nguồn.
Được biết, dự án này có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD. Sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng hơn 5 tỷ m3 khí/năm, cung cấp cho tổ hợp 4 nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất lắp đặt dự kiến lên đến 3.800 MW.
Dự án khí điện Lô B - Ô Môn có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD
Sau gần 20 năm với nhiều lần đàm phán, chuẩn bị đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định để Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chính thức là chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án.
Đến cuối tháng 10/2023, PVN và các đối tác đã tiến hành ký kết các văn bản quan trọng: Thỏa thuận khung Lô B; Biên bản thống nhất nội dung Hợp đồng Bán khí Ô Môn 1; Trao thầu Hợp đồng EPC#1.
Trong đó, gói thầu EPCI#1 với các điều khoản giới hạn với hợp đồng thiết kế, xây dựng, lắp đặt cụm giàn công nghệ trung tâm và giàn nhà ở đã được trao cho liên doanh xây dựng McDermott (Mỹ) - Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC – Mã chứng khoán: PVS).
Mới đây, Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, nhằm xin ý kiến cổ đông chấp thuận nội dung chính hợp đồng EPCI#1 với Công ty điều hành Dầu khí Phú Quốc.
PTSC xin ý kiến cổ đông nhận gói thầu gần nửa tỷ USD
Gói thầu EPCI#1 có tổng giá trị gần 1,1 tỷ USD. Trong đó, phần việc của PTSC có giá trị gần 493 triệu USD (tương đương 12.000 tỷ đồng), thực hiện trong 38 tháng; bao gồm một số công việc như thiết kế FEED, lắp ráp và hoàn công, mua sắm trang thiết bị, chế tạo cấu kiện, hạ thủy và đấu nối...
Lãnh đạo PTSC cho biết, giá trị hợp đồng chính tại EPCI#1 thuộc chuỗi dự án Khí Lô B - Ô Môn lớn hơn 35% tổng tài sản của công ty. Vì vậy, hợp đồng này cần phải được ĐHĐCĐ thông qua trước khi triển khai thực hiện.
“Việc khởi động lại dự án khí Lô B sau thời gian dài trì hoãn là một tín hiệu tích cực, nhất là trong bối cảnh nguồn cung dầu khí Việt Nam suy giảm trong các năm gần đây. Đây là chuỗi dự án khí lớn nhất từ trước đến nay với nhiều gói thầu quan trọng. Dự án không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể trong thời gian thực hiện mà còn trong giai đoạn phát triển và vận hạn dự án về sau, với tổng cộng 52 giàn khai thác", PTSC cho biết.
Theo ước tính của tổng công ty này, lợi nhuận tạo ra chỉ riêng với hợp đồng EPCI#1 là khoảng 4% trên giá trị hợp đồng, đồng thời nâng cao năng lực quốc tế khi lần đầu tiên chế tạo được khối thượng tầng đến 23.000 tấn.
Các gói thầu khủng liên tiếp về tay PTSC
Trước đó, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C), công ty con do Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam năm 100% vốn cũng vừa trúng thầu gói thầu EPCI#2 dự án thượng nguồn vào ngày 29/11, liên quan đến việc xây dựng một số giàn đầu giếng và hệ thống đường ống nội mỏ.
Gói thầu EPCI #2 có giá trị khoảng 400 triệu USD, bao gồm các cấu kiện chính là 4 giàn thu gom/giàn đầu giếng với tổng khối lượng gần 15.000 tấn; 3 đường ống nội mỏ 20inch, 1 đường ống 8inch với tổng chiều dài gần 50km.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect cho rằng PTSC và các đối tác có khả năng cao sẽ trúng thầu 2 gói thầu EPCI về dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (dự án trung nguồn), dự kiến sẽ được công bố trong những tháng tới.
VNDirect ước tính tổng khối lượng backlog (đơn hàng tồn đọng) cho mảng dịch vụ xây lắp M&C của PTSC từ chuỗi dự án này sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Đây là động lực tăng trưởng chính cho doanh nghiệp này trong ngắn hạn và trung hạn
-
Năm 2023, tổng doanh thu của PVN lập kỷ lục mới khi đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm.
-
Dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn 1, 2, 3, 4 ở hạ nguồn, với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries....
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.