Theo đó, vốn điều lệ của Viglacera Phú Thọ là 600 tỷ đồng, Viglacera là cổ đông sáng lập, tỷ lệ sở hữu tối thiểu 51%, tương ứng 306 tỷ đồng.
Thông tin chi tiết về ngành nghề kinh doanh của Viglacera Phú Thọ không được doanh nghiệp công bố.
Viglacera thành lập công ty con Viglacera Phú Thọ vốn điều lệ 600 tỷ đồng
Mới đây, Viglacera đã công bố nghị quyết về việc thực hiện chi trả phần còn lại cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt. Theo đó, ngày 22/10 là ngày trả phần cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 12,5% (1.250 đồng/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 21/10. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 14/11 tới đây.
Với hơn 448 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp này dự kiến sẽ chi hơn 560 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.
Với việc là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 50,21% vốn điều lệ của Viglacera, Công ty CP Hạ tầng Gelex sẽ nhận về hơn 280 tỷ đồng. Trong khi đó, Bộ Xây dựng cũng sẽ nhận về khoảng 216 tỷ đồng, tương ứng với 38,58% vốn góp tại Viglacera.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, cổ đông Viglacera thông qua phương án trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 22,5%. Trước đó, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 10%.
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, Viglacera ghi nhận 5.351 tỷ đồng doanh thu và 408 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 20% và 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2024, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu đạt 13.353 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 1.110 tỷ đồng.
Hiện Viglacera sở hữu và vận hành 15 khu công nghiệp trên cả nước với tổng diện tích hơn 4.210 ha. Doanh nghiệp này được đánh giá là một trong những đơn vị có quỹ đất khu công nghiệp lớn tại miền Bắc với vị trí thuận lợi và giá chào thuê cao.
Đến năm 2025, doanh nghiệp này cho biết sẽ nâng tổng số khu công nghiệp lên 20, tổng diện tích tăng thêm khoảng 2.000 - 3.000 ha.
Các khu công nghiệp của Viglacera hút 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 18 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, có các doanh nghiệp tên tuổi lớn trên thế giới như Samsung, Amkor, Canon, Foxconn, Hyosung…
-
Cổ đông của Viglacera sắp nhận thêm tin vui
Viglacera sẽ phân bổ 2.000 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023 vào các Quỹ khen thưởng, đầu tư phát triển, khoa học công nghệ… Số tiền còn lại sẽ được doanh nghiệp này dùng để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 22,5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 2.250 đồng.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries....
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.